Đánh giá kết quả và hiệu quả của chế độ bảo hiểm hưu trí 1 Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Thái Bình (Trang 49 - 51)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở BHXH TỈNH THÁI BÌNH

3.3Đánh giá kết quả và hiệu quả của chế độ bảo hiểm hưu trí 1 Kết quả đạt được

3.3.1 Kết quả đạt được

Số đối tượng tham gia BHXH ngày một tăng chiếm gần 50% dân số trong toàn tỉnh. Chất lượng công việc được nâng lên, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong tỉnh. Chính vì thế việc quản lý tốt đối tượng hưu trí là một vấn đề rất cần thiết vì mức chi cho chế độ hưu trí là rất lớn. Ngoài ra thì chế độ hưu trí đóng góp một phần rất lớn vào việc giúp ổn định cuộc sống của người dân khi về già.

- Nhờ việc bám sát chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước và BHXH Việt Nam trong việc chi trả chế độ bảo hiểm hưu trí đã giúp cho người hưởng một cách tốt nhất không để người hưởng bị thiệt thòi. Ngoài ra còn giúp người dân tránh thủ tục rườm rà.

- Phương thức chi trả hợp lý, tiết kiệm chi phí cho quản lý đơn vị, thuận tiện cho người được hưởng lương hưu nhưng vẫn đảm bảo chính xác an toàn. Quyết toán thu chi rõ ràng. Cán bộ chi trả có năng lực và nhiệt tình trong công việc.

- Trong những năm qua BHXH tỉnh Thái Bình đã tiến hành chi trả trực tiếp lương hưu cho người thụ hưởng tại địa bàn cấp phường xã, khối lượng vận chuyển tiền lớn trong khi phương tiện đặc chủng cho nghành không có, BHXH tỉnh đã chủ động kết hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để phục vụ vận chuyển kinh phí và thực hiện quản lý công tác chi trả, quyết không để xảy ra trường hợp tiêu cực, thất thoát.

3.3.2 Tồn tại

Nhận thức của người lao động hoặc người sử dụng lao động đối với BHXH và chế độ hưu trí còn chưa đầy đủ. Điều đó được thể hiện qua tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của các doanh nghiệp còn khá hạn chế, nhiều người lao động bị chủ sử dụng

cũng có sự khác biết, những doanh nghiệp trốn đóng BHXH nhiều nhất là các doanh nghiệp tư nhân nơi mà các cơ quan BHXH rất khó kiểm soát và quản lý. Hoặc nếu có đóng thì các doanh nghiệp cũng làm mọi cách để giảm cơ sở tính phí đóng BHXH, đó là tiền lương người lao động. Có thể tiền lương thực tế của người lao động và tiền lương làm căn cứ tính phí BHXH là khác xa nhau, điều này gây nên tình trạng quỹ BHXH thu không đủ số, gây thất thoát một số tiền không nhỏ.

Bên cạnh những tồn tại trên, BHXH hiện nay còn phụ thuộc quá nhiều vào nhà nước. Điển hình là mỗi khi nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu, BHXH lại phải điều chỉnh mức hưởng cho đối tượng hưu trí, mỗi lần như vậy số tiền mà quỹ BHXH phải chi là rất lớn nhưng lại không được NSNN cấp bù nên cũng làm cho quỹ BHXH thêm khả năng bị mất cân đối.

Hệ thống các văn bản pháp lý, các quy định trong ngành còn chưa đầy đủ, không đồng bộ và chưa nhất quán đã làm cho quá trình thực hiện chi trả đôi khi còn có những lúng túng nhất định, hay chồng chéo gây lãng phí không đáng có. Trong hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ còn rất nhiều hạn chế, việc sử dụng quỹ BHXH nhàn rỗi mới chỉ được thực hiện đầu tư trên các hoạt động tín dụng, mua trái phiếu, cho vay… mà chưa được đầu tư vào các hình thức sinh lời cao hơn như: Đầu tư trực tiếp vào các công trình, góp vốn với DN, cho DN vay vốn…

Việc thực hiện chế độ BHXH tự nguyên còn rất hạn chế, những người tham gia trong hơn 1 năm vừa qua chủ yếu vẫn là những người đã có tham gia BHXH bắt buộc từ trước (80%). Điều này cho thấy tình hình tuyên truyền quảng bá, mở rộng hình thức này tới người lao động là còn rất hạn chế. Người lao động vẫn chưa thực sự hiểu vào tin tưởng vào loại hình mới mẻ này. Tạo dựng niềm tin nơi người lao động, đó chính là mấu chốt của vấn đề.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Thái Bình (Trang 49 - 51)