TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở BHXH TỈNH THÁI BÌNH
3.2.1 giai đoạn từ năm 1993 đến
Sự thay đổi về chính sách ở giai đoạn này là ban hành nghị định 43/NĐ - CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của chính phủ. Nghị định này ra đời là bước ngoặt với BHXH qua :
+ Mở rộng đối tượng tham gia BHXH. + Thực hiện nguyên tắc hạch toán độc lập. + Thực hiện nguyên tắc có đóng có hưởng.
+ Về việc thực hiện các chế độ so với trước đây, bỏ chế độ mất sức lao động, chỉ còn thực hiện 5 chế độ. Cùng với sự thay đổi của chính sách BHXH này chế độ bảo hiểm hưu trí cũng được thay đổi theo. Ở đây mối quan hệ biện chứng giữa các chế độ rất khăng khít, Sự tác động qua lại giữa chúng là mối quan hệ nhân quả có nghĩ là chế độ này thực hiện tốt thì kết quả thực hiện chế độ khác hiệu quả cao. Trong đó chế độ bảo hiểm hưu trí là chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, nó phản ánh bản chất của xã hội.
Trong giai đoạn này thì có được những đặc điểm sau:
Đáp ứng được nhu cầu không ngừng tăng nhanh của của đông đảo người lao động và những lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên và số lao động trông khu vực hành chính sự nghiệp được biểu hiện bằng nhiều hình thức tham gia bắt buộc hay tự nguyện điều mà nghị định trước đây chỉ quy định.
Đã tách được chế độ ưu đãi ra khỏi chế độ hưu trí trong đó chế độ trợ cấp lao động được thay bằng trợ cấp 1 lần tránh được sự rườm rà trong công tác quản lý, xóa bỏ dần hiện tượng tiêu cực nảy sinh.
Việc quy đổi thời gian công tác không còn được áp dụng ở đây quá trình tham gia và hưởng BHXH không còn tính thời gian công tác quy đổi mà được căn cứ vào quá trình công tác có đóng BHXH.
Một trong những điều nổi bật của nghị định của 43/CP ở đây là đề xuất việc quản lý thống nhất chung BHXH về một đầu mối.
Việc tính tiền lương làm căn cứ hưởng lương hưu ở đây được quy định lại, không phải mức tiền lương cuối trước khi nghỉ hưu để làm căn cứ tính lương hưu.
Như vậy kể từ khi ra đời chế độ bảo hiểm hưu trí đã đạt được những thành công nhất định nhưng cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước luôn đặt ra những đòi hỏi về sự hoàn thiện chính sách.
Tuy nhiên quá trình thực hiện lại bộc lộ những tồn tại như sau :
- Mức lương hưu hưởng 55% cho 20 năm tham gia đóng BHXH và mức hưởng tối đa là 75% là mức hưởng quá cao so với công ước quốc tế.
- Việc quy định thời gian tiền công 10 năm để tính hưởng lương hưu hành tháng là không phù hợp. Trong khi đó theo nghị định 236/NĐ – HĐBT lại lấy mức lương cuối cùng để tính mức lương hưu hành tháng. Do vậy người về hưu theo nghị định 43/CP có mức lương thấp hơn 236/NĐ - HĐBT đó là điểm yếu trong việc sủa đổi và bổ xung chính sách BHXH.