TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Thái Bình (Trang 51 - 53)

1.Những quan điểm đổi mới về chế độ hưu trí

1.1 Đổi mới về nhận thức, đối tượng tham gia BHXH và hình thức tham gia BHXH BHXH

- Đổi mới về nhận thức:

Chế độ hưu trí đóng một cai trò hết sức quan trọng việc đảm bảo an toàn xã hội thông qua việc đảm bảo cuộc sống của người dân khi về hưu. Do đó tầm quan trọng của bảo hiểm hưu trí là rất lớn và việc tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện theo là một vấn đề rất cần thiết. Vì vậy nhận thức đầy đủ đúng đắn về chính sách BHXH ở nước ta, về tác dụng của chính sách BHXH đối với người lao động và gia đình họ, đối với toàn xã hội là điều rất cần thiết. Việc tham gia bảo hiểm hưu trí không chỉ giúp cho người lao động mà còn đảm bảo cho sự ổn định của xã hội. Vì vậy để tuyên truyền tốt thì ngoài việc đăng trên các báo tạp chí về quyền tham gia BHXH của người lao động thì chúng ta cũng cần phải thành lập một đội ngũ cán bộ chuyên đi giảng giải cho người dân về bảo hiểm hưu trí và các chế độ chính sách hiện hành và cả những chế độ chính sách mới giúp cho người lao động có cách nhìn tổng thể về chế độ bảo hiểm hưu trí, tránh có cách nhìn sai lệch.

Như vậy đổi mới của người lao động nói chung và của người sử dụng lao động là việc làm rất cần thiết vì qua việc người lao động tham gia BHXH là việc người lao động tự bảo vệ cho chính bản thân họ và những người thân của họ khi họ còn tham gia lao động và đặc biệt là khi họ không tham gia lao động thì chế độ trợ cấp hưu trí là chỗ dựa vững chắc cho họ. Mức trợ cấp này có thể là hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.

- Đổi mới về đối tượng tham gia BHXH.

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH là nhân tố tác động trực tiếp đên cân đối quỹ, trước hết là tăng thu cho quỹ. Đối với các chế độ dài hạn người lao động đóng BHXH nhưng phải sau một thời gian thì mới được hưởng trợ cấp của chế độ đó. Tăng số người tham gia đối với chế độ này có tác dụng đến tăng thu của quỹ, vì vậy nó có tác dụng trực tiếp đến cân đối quỹ BHXH. Muốn tăng số người tham gia phải

pháp lý đó là người lao động chỉ được phép tham gia BHXH khi văn bản pháp luật của nhà nước cho phép, như vậy muốn tăng số người tham gia BHXH trước hết phải mở rộng đối tượng tham gia BHXH tức là mở rộng điều kiện để người lao động tham gia BHXH. Ở nước ta hiện nay theo quy định của luật BHXH thì điều kiện để được tham gia BHXH cũng đã được mở rộng đến mọi người lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn và áp dụng với các đơn vị có sử dụng từ một lao động trở lên.

Tuy nhiên các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vẫn phải dựa trên quan hệ chủ thợ. Để mở rộng đối tượng tham gia hơn nữa, ở nước ta hiện nay cũng đã triển khai BHXH tự nguyện với 2 chế độ hưu trí và tử tuất nhằm khuyến khích những đối tượng không đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc thí có thể tham gia BHXH dưới hình thức tự nguyện. Hầu hết đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là người lao động không có quan hệ lao động. Ở nước ta đối tượng này chủ yếu là người nông dân, người tự tạo việc làm. Điều này khá phù hợp với địa phương như Thái Bình, nơi có nhiều người làm nghề nông như ở một số địa phương Hưng Hà, Quỳnh Phụ …. Người nông dân ở đây có thu nhập không ổn định phụ thuộc vào mùa vụ. Nhưng nhờ vào BHXH tự nguyện tạo điều kiện rất lớn cho người lao động tích lũy một phần thu nhập khi còn trẻ để đảm bảo ổn định cuộc sống khi về già, góp phần an toàn xã hội. Do đó việc triển khai hai hình thức song song với nhau là rất cần thiết. Trong thời gian tới nếu muốn mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia thì cần phải có những thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế.

1.2 Đổi mới và hoàn thiện chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí

Việc luôn tìm ra và đổi mới chế độ chính sách bảo hiểm nói chung và chính sách chế độ bảo hiểm hưu trí nói riêng là điều không thể thiếu. Vì các chế độ chính sách này chịu ảnh hưởng rất lớn của vấn đề kinh tế chính sách lao động viêc làm do đó việc đổi mới và hoàn thiện chính sách cần có bước đi thích hợp và gắn với các chính sách này.

Do đó để có được một hệ thống pháp luật về BHXH đầy đủ đồng bộ thì trước hết phải sắp xếp rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp quy về hoạt động và hiện hành với mục đích loại bỏ hoặc điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với nhu cầu quản lý mới trong điều kiện của nền kinh tế tránh trường hợp trùng lặp hoặc mâu thuẫn nhau ngay trong những văn bản pháp luật khác nhau. Tiếp theo là cần phải nâng cao khả năng thực thi của các văn bản pháp lý trong BHXH. Muốn thực hiện được điều này thì ngoài việc đóng góp xây dựng hoàn thiện của các chuyên gia,

những cán bộ có kinh nghiệm trong và ngoài ngành, sự giúp đỡ học hỏi của những người khác là rất quan trọng trong đó còn có vai trò của người lao động người tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Luật cần phải được thảo luận kỹ trong số những đối tượng này vì chính bản thân họ là những người sau đó sẽ năm trong phạm vi điều chỉnh của BHXH và trực tiếp thi hành luật này. Ý kiến đóng góp của đối tượng tham gia BHXH làm cho luật về BHXH đi vào cuộc sống sát thực hơn.

1.2.1 đối với điều kiện hưởng và mức hưởng

Người lao động đóng 15 năm phí BHXH sẽ được hưởng 45% mức lương dùng làm cơ sở đóng phí BH. Theo đó cứ đóng thêm 1 năm thì được hưởng 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75% theo thống kê của BHXH Việt Nam thì cứ 19 người đi làm nuôi 1 người nghỉ hưu gây nên tình trạng thu chi không cân đối. Để tránh tình trạng trên BHXH nên nâng thời gian đóng bảo hiểm tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Giảm tỷ lệ hưởng mỗi năm đóng thêm xuống cho cả hai đối tượng nam và nữ.

Nâng cao và điều chỉnh tiền lương để đảm bảo công bằng giữa những người nghỉ hưu. Hiện nay chính phủ đã vài lần điều chỉnh mức lương tối thiểu nhằm nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên mức nâng này không thấm vào đâu so với tình trạng lạm phát hiện nay. Chính vì vậy ngoài việc tăng lương chính phủ còn cần những biện pháp tài khóa và tiền tệ nhằm bình ổn thị trường tránh mất sự cân bằng trong xã hội.

Ngoài ra thì song song với chính sách trên thì từ năm 2010 trở đi thi đối với bảo hiểm hưu trí bắt buộc cứ 2 năm tăng 1% với người lao động cho đến 8% và người sử dụng lao động thi cứ 2 năm tăng 1% cho đến 18% và đối với bảo hiểm hưu trí tự nguyện thì từ năm 2010 thì cứ 2 năm đóng tăng 2% cho đến 22%. Việc giải quyết này cũng là một biện pháp hưu ích cho việc cân đối quỹ tránh tình trạng thâm hụt quỹ trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Thái Bình (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w