TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở BHXH TỈNH THÁI BÌNH
3.2.2 Giai đoạn từ 1995 đến nay
Trong giai đoạn này nhằm khắc phục những tồn tại của các nghị định trước đây, việc tổ chức thực hiện sự nghiệp BHXH mang tính pháp quy. Vì vậy chính phủ đã ban hành điều lệ BHXH tạm thời ban hành kèm theo nghị định 12/CP ngay 26 tháng 01 năm 1995… Nghị
định 19/CP ngày 16 tháng 02 năm 1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam. Thống nhất quản lý theo ngành dọc trung ương xuống địa phương.
Sự ra đời của BHXH đã giả quyết và bổ xung những tồn tại của các nghị định và quyết định trước đây đối với sự nghiệp BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. Trong đó chế độ hưu trí được thể hiện.
Điều kiện hưởng. - Về tuổi đời.
1. Theo quy định chung nam đủ 60 tuổi, nữ 55 tuổi. (nếu làm việc bình thường và đã đóng đủ BHXH 20 năm trở lên).
2. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi. và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc một trong các trường hợp sau đây :
a. Đủ 15 năm làm nghề công việc nặng nhọc độc hại .
b. Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.
c. Đủ 10 năm công tác ở chiến trường miền nam, ở nước Lào trước 30 tháng 4 năm 1975 hoặc ở cămpuchia trước 31 tháng 8 năm 1989.
3. Người lao động được hưởng mức lương hưu hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chế độ hưu trí quy định tại điều 25 điều lệ BHXH như có một trong các điều kiện sau:
a. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm. b. Nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
c. Người lao động có ít nhất 15 năm, làm công việc đặc biệt năng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khă năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời).
- Thời gian đóng BHXH.
Theo quy định tại điều lệ BHXH người lao động phải có tối thiểu 20 năm thực tế tham gia BHXH đối với những người làm việc ở điều kiện bình thường, đối với các trường hợp bị giảm tỷ lệ phần trăm tiền lương hưu phải có ít nhất 15 năm tham gia đóng BHXH nếu làm việc ở những ngành nghề năng nhọc độc hại có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, hoặc tham gia ở các chiến trường B,C,K.
- Mức hưởng và cách tính lương hưu.
Người lao động hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí hành tháng được hưởng quyền lợi sau. - Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH như sau:
+ Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm tính bằng 45% mức lương hưu bình quân của tiền lương hành tháng làm căn cứ đóng BHXH sau đó cứ thêm mỗi năm được tính bằng 2%. Mức lương hưu hàng tháng tối đa không quá 75% mức lương bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
+ Đối với người lao động hưởng chế độ hưu trí với mức lương hưu thấp hơn theo quy định tại điều 26 (Điều lệ BHXH) thì cứ mỗi năm nghỉ hưu lương hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 2% mức lương bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Mức lương hưu thấp nhất cũng bằng mức lương tối thiểu.
Theo nghị định 93/CP sửa đổi một số điều chưa hợp lý người lao động có điều kiện sau đây cũng được nghỉ hưu hưởng chế độ hưu trí hàng tháng:
+ Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi. + Có 30 năm tham gia đóng BHXH.
+ Có đơn tự nguyện đề nghị được thủ trưởng đơn vị và công đoàn cơ sở đồng ý.
Ngoài chế độ hưởng lương hưu hàng tháng người lao động có thời gian tham gia BHXH từ năm thứ 31 trở đi ( đủ 12 tháng) cứ mỗi năm được trợ cấp ½ tháng lương bình quân để tính lương hưu. Mức tối đa không quá 5 tháng.
Trong giai đoạn 1995 đến 2001 việc thực hiện chi trả bảo hiểm hưu trí cho dưới bảng sau: