Phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại TNHH TM &DV QUÝ HẠNH QUẢNG NINH (Trang 52 - 56)

3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH TMDV QUÝ HẠNH HẠ LONG QUẢNG NINH

3.2- Phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007

Giá trị θLH(%) Giá trị θLH(%)

1.TSDH Đồng 405.054.619 413.423.171 492.613.755 8.368.552 102,07 79.190.584 119,15 110,28 2.Tổng tài sản Đồng 3.960.532.960 4.360.258.048 7.773.837.539 399.725.088 110,09 3.413.579.491 178,29 140,10 3.Doanh thu thuần Đồng 12.398.029.395 12.232.095.060 15.865.014.419 (165.934.335) 98,66 3.632.919.359 129,70 113,12 4.Lợi nhuận thuần Đồng 114.207.804 51.271.645 68.372.284 (62.936.159) 44,89 17.100.639 133,35 77,37 5.Nguyên giá TSCĐ

bình quân Đồng 556.994.500 559.501.070 826.555.961 2.506.570 100,45 267.054.891 147,73 121,82 6.Vốn cố định bquân Đồng 470.026.025 370.507.445 453.018.463 (99.518.580) 78,83 82.511.018 122,27 98,17 a.Tỷ suất đầu tư(1/2) Lần 0,10 0,09 0,06 (0,01) 92,71 (0,03) 66,83 78,71 b.Hiệu suất sử dụng VCĐ(3/6) Lần 26,38 33,01 35,02 6,64 125,16 2,01 106,08 115,23 c.Hiệu suất sử dụng TSCĐ(3/5) Lần 22,26 21,86 19,19 (0,40) 98,22 (2,67) 87,79 92,86 d.Hệ số đảm nhận VCĐ(6/3) Lần 0,04 0,03 0,028 (0,01) 79,90 (0,002) 94,27 86,79 e.Tỷ suất lợi nhuận

Đây là chỉ tiêu đánh giá cụ thể nhất hiệu quả sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu này giảm nhiều vào năm 2007 nhưng lại tăng rất ít vào năm 2008. Tốc độ phát triển bình quân chỉ có 78,81%. Mà tỷ suất lợi nhuận vốn cố định không cao, chứng tỏ vốn cố định đã được sử dụng không có hiệu quả để đem lại lợi nhuận cho Công ty. Nguyên nhân là do tỷ trọng vốn cố định ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nên số vốn cố định bỏ ra là ít hơn so với vốn lưu động

Qua phân tích biểu 10 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty còn chưa cao và biến động không ổn định. Công ty ngày càng ít quan tâm tới đầu tư vốn cố định mà lại đầu tư vốn lưu động nhiều hơn. Công ty cần có kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trong kinh doanh các chủ doanh nghiệp lo ngại nhất là các khoản nợ không có khả năng thanh toán và các khoản phải thu không có khả năng thu hồi. Để biết được thực trạng tình hình công nợ của Công ty ta tiến hành phân tích tính hợp lý của các khoản công nợ, qua phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả được thể hiện qua biểu 11:

Tổng các khoản phải thu tăng nhanh với tốc độ phát triển bình quân là 193,43%. Mặc dù tăng như vậy nhưng năm 2007 lại giảm so với năm 2006 là 0,3%. Như vậy mức tăng đột biến diễn ra vào năm 2008, tăng 275,30%. Trong số các khoản phải thu thì Công ty chỉ có 2 khoản phát sinh là phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác, nhưng các khoản phải thu khác chỉ có ở năm 2006 và 2007 lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng rất cao qua các năm, thậm chí năm 2008 chiếm 100%, chủ yếu là phải thu của các doanh nghiệp có hợp đồng lớn như: Công ty tích hợp hệ thống và dịch vụ, bưu điện huyện Đầm Hà, văn phòng tỉnh uỷ Quảng Ninh…

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị θLH(%) Giá trị θLH(%)

A.Các khoản phải thu 867.157.932 100 864.513.735 100 3.244.504.317 100 (2.644.197) 99,70 2.379.990.582 375,30 193,43

1.Phải thu khách hàng 866.757.932 99,95 863.551.305 99,89 3.244.504.317 100 (3.206.627) 99,63 2.380.953.012 375,72 193,48

2.Trả trước người bán - - - - - - - - - - -

3.Phải thu nội bộ NH - - - - - - - - - - -

4.Các khoản phải thu

khác 400.000 0,05 962.430 0,11 - - 562.430 240,61 (962.430) - -

B.Các khoản phải trả 1.881.072.431 100 2.247.005.443 100 5.611.356.888 100 365.933.012 119,45 3.364.351.445 249,73 172,72

1.Vay và nợ ngắn hạn 248.762.180 13,22 470.000.000 20,92 3.614.827.150 64,42 221.237.820 188,94 3.144.827.150 769,11 381,20 2.Phải trả cho người

bán 1.631.137.080 86,71 1.777.005.443 79,08 1.854.096.320 33,04 145.868.363 108,94 77.090.877 104,34 106,62 3.Thuế, các khoản phải

nộp Nhà nước 1.173.171 0,06 - - 122.753.418 2,19 (1.173.171) - 122.753.418 - - 5.Phải trả người lao

động - - - - - - - - - - - 6.Chi phí phải trả - - - - - - - - - - - 7.Phải trả nội bộ - - - - - - - - - - - 8.Phải trả ngắn hạn khác - - - - 19.680.000 0,35 - 19.680.000 - - Tỷ lệ các khoản phải thu/phải trả(A/B) 0,46 0,38 0,58 (0,08) 83,46 0,71 150,28 111,99

Do đặc điểm kinh doanh của Công ty chỉ có kinh doanh hàng hoá máy móc thiết bị mà hình thức kinh doanh là thông qua các gói thầu nên chỉ tiêu cung cấp hàng hoá thường lớn chứ không nhỏ lẻ vậy nên việc thu hồi công nợ phải đòi hỏi linh động, nhất là trong thời điểm các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn phải đi chiếm dụng vốn của nhau như hiện nay.

Các khoản phải trả của Công ty cũng tăng mạnh với tốc độ phát triển bình quân là 172,72%. Trong đó phải trả ngắn hạn khác, thuế và các khoản phải nộp nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ, còn lại chủ yếu là phải trả người bán, vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao.

Vay và nợ ngắn hạn tăng rất nhanh với tốc độ phát triển bình quân rất cao là 381,20%, nhưng lại chủ yếu vào năm 2008, năm 2006 và năm 2007 vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp nhưng đến năm 2008 thì đạt tỷ trọng rất cao là 64,42%. Tốc độ phát triển liên hoàn năm 2007 là 188,94% , năm 2008 lên tới 769,11%. Trong năm 2008 hàng hoá trở nên đắt đỏ hơn, vốn kinh doanh lại ít nên Công ty đi vay ngắn hạn ngân hàng nhưng thời điểm này lãi suất vay ngân hàng rất cao do vậy mà vay và nợ ngắn hạn tăng đột biến trong năm 2008

Khoản phải trả cho người bán cũng tăng đều nhưng mức tăng không đáng kể với tốc độ phát triển bình quân là 106,62%. Tỷ trọng năm 2006 chiếm 86,71%, năm 2007 là 79,08%, năm 2008 là 33,04%, như vậy phải trả cho người bán tăng nhưng ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với các mục khác. Điều này là phù hợp vì Công ty mua hàng hoá thông qua thị trường xuất nhập khẩu và theo hình thức thanh toán quốc tế nên đòi hỏi việc thanh toán cho người bán nước ngoài phải rõ ràng

Kết quả phân tích qua 3 năm cho ta thấy các khoản phải thu và phải trả tăng đột biến vào năm 2008 nên tình hình công nợ gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ nhưng

vay và nợ ngắn hạn lại rất cao. Công ty ít có khả năng thanh toán, vừa đi chiếm dụng vốn ở bên ngoài nhưng đồng thời cũng bị bên ngoài chiếm dụng rất nhiều. Trình độ quản lý kinh doanh kém hiệu quả, tình hình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo Công ty cần đưa ra các phương hướng biện pháp cấp bách để cải thiện tình hình và đối phó với khủng hoảng kinh tế.

3.3.. Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty

Chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp được phản ánh thông qua khả năng than toán. Nếu tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và tài chính nói riêng tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng cũng như ít đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Hay nói cách khác nếu biết tổ chức, quản lý tốt tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ sáng sủa, ít bị căng thẳng giả tạo, quan hệ kinh doanh giữa doanh nghiệp với bạn hàng sẽ lành mạnh và củng cố được chữ tín của doanh nghiệp trên thương trường.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại TNHH TM &DV QUÝ HẠNH QUẢNG NINH (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w