Đối với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương VN (Trang 66 - 72)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆUQUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

3.3.2Đối với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan

Thực tế hoạt động cho thuê tài chính trong những năm qua cho thấy môi trường pháp lí điều chỉnh hoạt động này còn rất nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do chúng ta đang trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với các thông lệ quốc tế. Thêm vào đó, hoạt động cho thuê tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam, lại là một hoạt động có lien quan đến rất nhiều lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu, thuế, ngân hàng thương mại, tài chính… Do vậy, khi ban hành các bộ luật riêng rẽ sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, không đồng nhất trong việc điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính. Từ kinh nghiệm phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại một số quốc gia trong khu vực Châu Á có thể thấy rằng, một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này chính là việc có được một khung pháp lí hoàn chỉnh. Hiện nay chúng ta chưa có đạo luật trọn vẹn quy định cụ thể về hoạt động cho thuê tài chính mà chỉ có Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của các công ty cho thuê tài chính hay Luật các tổ chức tín dụng nói chung. Vì thế Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần sớm hoàn thiện bộ luật về cho thuê tài chính để tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. Sau đây là một số kiến nghị để sửa đổi:

- Mở rộng phạm vi huy động vốn cho các công ty cho thuê tài chính

Theo quy định tại điểu 20, khoản 3, Luật các Tổ chức Tín dụng: các tổ chức tín dụng phi ngân hàng( trong đó có công ty cho thuê tài chính) không được nhận tiền gửi không kì hạn hay theo điều 45,khoản 2, chỉ được nhận tiền gửi có kì hạn 1 năm trở lên. Quy định này đã giới hạn rất nhiều đối với phạm vi huy động vốn của các công ty cho thuê tài chính,vì có nhiều khách hàng sẽ có nhu cẩu gửi tiền ngắn hạn. Mặc dù hoạt động cho thuê tài chính là hình thức tín dụng trung và dài hạn nhưng nguồn vốn ngắn hạn vẫn phần nào hỗ trợ cho công ty khi gặp khó khăn.Vì vậy, trong Luật tổ chức tín dụng nên bổ sung cho phép các tổ chức phi ngân hàng được phép huy động vốn ngắn hạn và không kì hạn.

- Điều chỉnh về việc cho thuê hợp vốn

Mặt khác, cũng cần lưu ý về việc cho thuê hợp vốn. Nghị định 16 của Chính phủ và Thông tư 08 của NHNN đều cho phép nếu nhu cầu thuê của khách hàng vượt quá giới hạn cho thuê tài chính hoặc khách hàng có nhu cầu thuê từ nhiều nguồn thì các công ty CTTC được cho thuê hợp vốn theo quy định của Thống đốc NHNN. Nhưng cho đến nay NHNN mới chỉ có quy định về đồng tài trợ trong cho vay bằng tiền của các NHTM chứ chưa có quy định cho thuê hợp vốn trong các công ty CTTC. Do vậy, hiện nay, các công ty CTTC chưa thể triển khai hoạt động này và đó cũng là một thiệt thòi cho các khách hàng có những dự án đầu tư lớn cần đến nguồn tài trợ này. NHNN nên sớm nghiên cứu để có văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung trên gíup các công ty CTTC mở rộng quy mô kinh doanh.

- Mở rộng phạm vi tài sản cho thuê tài chính bao gồm cả bất động sản như nhà ở, văn phòng, cửa hàng, kho bãi.

Việc mở rộng loại tài sản cho thuê cũng là vấn đề cần quan tâm. Điều 20 và điều 61 của Luật các TCTD chỉ nêu chung chung tài sản thuê chứ không xác định đó là loại tài sản nào. Nhưng điều 7 của Nghị định 16 thì nêu : “Tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác”. Như vậy, theo các quy định trên thì bất động sản (nhà cửa, đất đai) chưa được xếp vào loại tài sản cho thuê tài chính. Đây là điều cần xem xét vì nó bất lợi cho nhiều phía. Về phía công ty

CTTC thì đây là một quy định đã bó hẹp quy mô hoạt động. Về phía khách hàng đây là thiệt thòi lớn vì để có được một mặt bằng để làm trụ sở, hoặc nhà xưởng sản xuất đối với nhiều doanh nghiệp không phải là điều đơn giản. Hơn nữa, nó không phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên thế giới, hiện nay loại hình CTTC (thuê mua) phần lớn tài sản thuê là bất động sản. Chúng ta đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới, do vậy Chính phủ và NHNN nên mở rộng tài sản thuê là bất động sản để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trung, dài hạn của, các ngành công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn mới ra đời, cũng như loại hình kinh tế trang trại đang rất cần được thuê lâu dài các bất động sản.

- Cần có chính sách để bảo vệ quyền lợi của bên cho thuê đó là việc thu hồi lại tài sản thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng.

Về mặt lý thuyết, thì xem ra hoạt động CTTC rất an toàn vì các văn bản pháp quy liên quan đều quy định bên cho thuê được thu hồi ngay tài sản nếu bên thuê vi phạm hợp đồng như nợ tiền thuê, sử dụng tài sản sai mục đích. . . Nhưng thực tế, đây là vướng mắc lớn nhất của các công ty CTTC vì mất rất nhiều thời gian mà khách hàng vi phạm vẫn không chịu tự giác giao trả tài sản và công ty cũng không có một lực lượng nào để cưởng chế khách hàng cả. Vì vậy, cần có các quy định đồng bộ giữa NHNN và các cơ quan công quyền như công an, UBND các cấp để có sự hỗ trợ các công ty CTTC. Nếu điều này không được giải quyết, thì để đảm bảo an toàn trong hoạt động công ty bắt buộc phải tăng mức ký quỹ hoặc buộc khách hàng phải thế chấp, cầm cố, từ đó sẽ làm giảm tính ưu việt và giảm sức cạnh tranh của công ty CTTC so với các TCTD khác.

- các công ty CTTC cần được sự hướng dẫn cụ thể và các quy định để triển khai nghiệp vụ mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC.

Điều 16 của Nghị định 16 và khoản 3 điều 24 của Thông tư 08 đã quy định các nghiệp vụ mà công ty CTTC được thực hiện gồm: Cho thuê tài chính; mua và cho thuê lại; tư vấn cho khách hàng; thực hiện các dịch vụ ủy thác. . . Trong đó mua và cho thuê lại được hiểu là: công ty CTTC mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận

chuyển thuộc sở hữu bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó dưới hình thức CTTC để bên thuê tiếp tục sử dụng cho hoạt động của mình.

Hiện nay các công ty CTTC không thể thực hiện nghiệp vụ mua và cho thuê lại vì một số quy định bất cập. Các tài sản thuộc diện này thường là hàng nhập khẩu và thường được miễn thuế nhập khẩu. Để ngăn ngừa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng ưu đãi này để trốn thuế, Nghị định 24 của Chính phủ đã quy định các tài sản này không được bán lại ở thị trường Việt Nam, nếu bán phải được Bộ thương mại cho phép. Thực tế, Bộ thương mại đã từ chối giải quyết nhiều giao dịch với nội dung trên. Thực ra, việc mua bán này khác hẳn với các giao dịch mua bán thông thường vì nó chỉ diễn ra trên giấy tờ còn doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng tài sản và khi hết hạn thuê sẽ được phục hồi tư cách chủ sở hũu. Thực chất, nghiệp vụ này nhằm tài trợ các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn về tài chính vì các tài sản nhập khẩu thường có giá trị cao. Do vậy, cần có một quy định liên bộ giữa Bộ thương mại và NHNN để hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ trên để cho các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao sức sức cạnh tranh và để các công ty CTTC mở rộng quy mô hoạt động.

- Hình thành và phát triển thị trường trao đổi máy móc thiết bị

Hiện nay tại Việt Nam, việc nhập khẩu các thiết bị cũ không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, việc nhập khẩu này thường là tự phát, các doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn hàng, tự phân tích, đánh giá lợi hại dẫn đến rất nhiều bất cập như nhập thiết bị không phù hợp, nhập thiết bị quá cũ, không còn khả năng sản xuất. Vì vậy, việc Chính phủ hỗ trợ để hình thành và phát triển thị trường trao đổi máy móc thiết bị cũ tại Việt Nam sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có được thêm nguồn thiết bị sản xuất với giá rẻ, tận dụng được công nghệ của thế giới. Bên cạnh đó, thị trường trao đổi máy móc, thiết bị cũ sẽ tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính xử lí được các tài sản cho thuê được thu hồi do hết hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Thị trường trao đổi máy móc, thiết bị cũ còn giúp kích hoạt phương thức mua và cho thuê lại.

Tuy nhiên, khi phát triển thị trường đặc biệt này, Chính phủ cần phải có những quy định chặt chẽ và cụ thể bởi việc định giá, đánh giá đối với các thiết bị cũ là vô cùng khó khăn. Nếu các chính sách quản lí không chặt chẽ, nghiêm minh thì rất dễ biến nước ta thành “ bãi rác thải” công nghiệp.

- Một vấn đề khác cũng cần được xem xét, đó là quy định về giới hạn cho thuê tài chính đối với một khách hàng.

Trong Luật các TCTD, khoản 1 điều 79 nói rõ :“Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD”. Nhưng Nghị định 16/2001/NĐ-CP trong điều 31 lại quy định: “Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của các công ty CTTC”. Nếu Luật các TCTD đã công nhận công ty CTTC là một TCTD và cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thì cần phải có sự nhất quán về quy định trên. Còn nếu xem cho thuê tài chính là một loại hình tín dụng trung, dài hạn đặc biệt cần quy định khác hơn tín dụng thông thường thì trước hết luật các TCTD phải quy định tỷ lệ 30%, sau đó Nghị định 16 mới được phép cụ thể hoá vấn đề này. Mong các cấp có thẩm quyền lưu ý chỉnh sửa quy định trên để đảm bảo tính thống nhất của các văn bản pháp luật và để đối tượng được điều chỉnh có cơ sở thực hiện tốt.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với công ty cho thuê tài chính

Trước hết là về hoàn thuế GTGT. Trong tín dụng ngân hàng, khi DN vay vốn ngân hàng để mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển thì DN đó được khấu trừ thuế GTGT ngay sau khi hoàn thành việc mua bán tài sản, nhưng DN thuê tài sản thông qua nghiệp vụ CTTC thì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển đó lại phải khấu trừ thuế GTGT trong suốt cả thời gian thực hiện hợp đồng CTTC, nghĩa là DN phải vay cả thuế GTGT kéo dài suốt thời gian trả nợ, có thể từ 5 - 7 năm và như vậy, chi phí tài chính mà DN phải chịu thêm một khoản không đáng có. Vì vậy, đối với Luật Thuế GTGT (sửa đổi), đề nghị cho các DN thuê tài chính được khấu trừ ngay thuế GTGT sau khi ký kết hợp đồng CTTC.

Thứ hai, xin được miễn thuế GTGT trong trường hợp đặc thù. Trong nghiệp vụ CTTC có dịch vụ mua và cho thuê lại; ví dụ: DN có tài sản nhưng vì thiếu vốn lưu

động, hoặc muốn đổi mới thiết bị thì DN có thể bán tài sản đó cho công ty CTTC và công ty CTTC sẽ cho DN này thuê lại chính tài sản đó, hết thời hạn hợp đồng, DN được nhận quyền sở hữu tài sản đó (chỉ phải trả phí chuyển quyền sở hữu). Đây thực chất không phải là hoạt động kinh doanh mua bán sinh lời, mà chính là hình thức tín dụng CTTC. Hiện nay, dịch vụ này đang phải chịu thuế GTGT 10% (đối với máy móc, thiết bị...).

Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động CTTC phát triển, đặc biệt trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn đối với DNVVN, đề nghị để dịch vụ CTTC được nằm trong danh mục không chịu thuế GTGT.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương VN (Trang 66 - 72)