Hoạt động cho thuê tài chính:

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương VN (Trang 37 - 42)

13 Cty TNHH một thành viên CTTC Ngân hàng Á Châu

2.2.2.2Hoạt động cho thuê tài chính:

- Về tình hình dư nợ cho thuê của công ty:

Do đặc thù hoạt động của công ty hiện tại vẫn chủ yếu trên lĩnh vực cho thuê tài chính nên việc sử dụng vốn chủ yếu vẫn là cho các danh mục cho thuê. Từ khi ra đời đến nay, dư nợ cho thuê của công ty tăng trưởng liên tục nhưng đến năm 2008 thì có chững lại. Cụ thể như sau:

Năm 2005 2006 2007 2008

Dư nợ cho thuê tài chính 537 907,8 1101,1 978,7

Tốc độ tăng trưởng dư nợ 46% 69% 23% (11%)

Lợi nhuận trước thuế 10,65 13,8 18,05 (13,4)

Bảng 2.5. Tình hình tăng trưởng dư nợ cho thuê tài chính công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương VN ( đơn vị: tỉ đồng)

( Nguồn báo cáo tài chính của công ty cho thuê tài chính Vietcombank)

Qua số liệu cho thấy năm 2006 và năm 2007 là năm hoạt động hiệu quả của Công ty CTTC Vietcombank. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của công ty qua các năm

tăng rất nhanh, nhất là từ trước năm 2006 ( tăng 69%), năm 2007 tăng 23 %) nhưng đến năm 2008 thì dư nợ lại giảm sút thấp hơn so với năm 2007 là 122,4 tỉ đồng. Nguyên nhân sụt giảm một phần là do chủ trương giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của công ty, mặt khác do bối cảnh nền kinh tế thế giới khủng hoảng trong năm 2008, kinh tế VN lạm phát tăng cao, sự cạnh tranh của các ngân hàng cổ phần càng trở nên khốc liệt hơn. Ngoài ra những khó khăn chung của nền kinh tế như giá dầu tăng, giá vàng và đôla biến động nhanh và thất thường cũng gây tác động không nhỏ đến tăng trưởng dư nợ của công ty. Tuy nhiên con số này không phản ánh sự đi xuống trầm trọng của công ty, trên thực tế nếu so sánh với mặt bằng chung thì điều này phù hợp trong cơ cầu nền kinh tế.

Trong năm 2007, phải thu từ cho thuê tài chính là 1101,1 tỉ đồng, chiếm 97,24% tổng tài sản, sang đến năm 2008 thì giảm còn 978 tỉ đồng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao, 98% trong tổng tài sản. Rõ ràng, hoạt động chính của công ty là cho thuê tài chính đạt hiệu quả cao, và đem lại lợi nhuận chính cho công ty. Công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình, tránh gây lãng phí, ứ đọng nguồn vốn. Hơn thế nữa, công ty đã phải đưa ra rất nhiều chiến lược kinh doanh đúng đắn để duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm.Công ty có bộ phận chuyên trách nhiệm nghiên cứu về thị trường, bộ phận marketing phụ trách việc xây dựng chính sách khách hàng và sản phẩm kinh doanh. Công ty còn tổ chức nhiều khoá đào tạo, nhờ đó mà năng lực chuyên môn và trình độ thẩm định và chọn lọc dự án của công ty được nâng cao.

Dựa vào tình hình dư nợ theo tiêu chí nợ quá hạn sau của công ty ta sẽ thấy rõ hơn về hoạt động của công ty :

Bảng 2.6. Tổng dư nợ cho thuê và nợ quá hạn.(Đơn vị: tỉ đồng)

( Nguồn báo cáo tài chính của công ty cho thuê tài chính Vietcombank)

Ta thấy năm 2008, tổng dư nợ giảm 90 tỉ đồng, trong khi đó nợ có khả năng mất vốn tăng vọt lên thêm 68 tỉ đồng, tăng gấp 7,5 lần. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỉ lệ nợ quá hạn của công ty là thấp ( trên dưới 3% ), chỉ tiêu này vẫn nằm trong mức độ an toàn theo thông lệ chung. Riêng năm 2008, tình hình công ty có nhiều đột biến tỉ lệ nợ quá hạn gia tăng đột biến gấp 4,4 lần so với năm 2007. Trong năm 2008, số lượng hợp đồng không những giảm sút mà công ty phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ nợ quá hạn gia tăng nhanh trong năm 2008 do: tăng trưởng không đi đôi với việc kiểm soát rủi ro khiến cho nợ quá hạn bùng phát so với năm 2007. Ngoài ra do tình hình chung của nền kinh tế thế giới khủng hoảng, tình trạng đóng băng của thị trường tài chính khiến nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Điều này khiến các công ty cho thuê tài chính nói chung bị gia tăng đột biến các khoản nợ quá hạn.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Tổng dư nợ cho thuê 907,8 1101,1 978,7

Tỉ lệ nợ quá hạn 3,14% 2,4% 10,6%

Nợ quá hạn 28,5 25,9 103,9

Nợ dưới tiêu chuẩn 20,1 11,6 18,4

Nợ nghi ngờ 3,1 4,9 7,8

Trong hoạt động cho thuê tài chính thì tài sản cho thuê chính là tài sản đảm bảo và đi kèm với các tài sản đảm bảo khác (nếu có). Do đó, trong trường hợp khách hàng không trả nợ tiền thuê được như đã cam kết trong hợp đồng cho thuê tài chính, Công ty có quyền bán phát mại tài sản cho thuê để thu hồi nợ mà không cần thông qua bất kì cơ quan tài phán nào. Nhưng việc phát mại tài sản nhiều khi đem lại sự thất thu cho công ty. Đây là dấu hiệu cho thấy sự tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính, các dự án cho thuê sau một thời gian dài đã bắt đầu bộc lộ ra nhược điểm và những khó khăn trong việc thanh toán tiền thuê. Điều này cũng khiến cho công tác thẩm định dự án cho thuê và quản lí khách hàng cần phải cân nhắc xem xét, kiểm tra một cách toàn diện và thường xuyên hơn.

- Cơ cấu khách hàng cho thuê tài chính

Năm Các DN Nhà nước

Các DN ngoài quốc doanh

Các DN có vốn đầu tư nước ngoài

2006 7,84% 87,78% 4,38%

2007 10,48% 83,74% 5,79%

2008 11,78% 81,72% 6,5%

Bảng 2.7. Cơ cấu khách hàng thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương VN( theo tỉ lệ dư nợ)

(Nguồn báo cáo tài chính công ty cho thuê tài chính NHNT VN)

Trong 3 năm từ 2006- 2008 ta đều thấy tỉ trọng dư nợ chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, luôn chiếm tỉ lệ trên 80%. Tỉ trọng cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thì thấp khoảng 11%. Nhưng từ năm đầu thành lập thì khách hàng chủ yếu lại tập trung vào doanh nghiệp Nhà nước. Cũng như các công ty cho thuê tài chính khác, những ngày đầu ra đời, công ty cho thuê tài chính Vietcombank đã kế thừa uy tín cũng như các mối quan hệ của ngân hàng ngoại thương mẹ nên chủ yếu sẽ là doanh nghiệp nhà nước. Đơn giản bởi tính an toàn, rủi ro thấp, không bị mất vốn của DN nhà nước và được nhà nước bảo lãnh. Nhưng sau

này, nhận thấy được tiềm năng của các công ty vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, công ty đã chuyển hướng nhắm tới mục tiêu này. Hơn nữa dịch vụ cho thuê tài chính có nhiều ưu thế linh hoạt như không cần thế chấp, không cần nhiều vốn đối,.. là một kênh dẫn vốn có hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện ít vốn, chưa có uy tín với ngân hàng. Một yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến tỉ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nợ của công ty đó là sự thay đổi về cơ chế chính sách của đất nước đã thúc đẩy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển với sự ra đời của hàng chục nghìn doanh nghiệp trong một năm, đầu tư đa dạng vào mọi lĩnh vực kinh tế.

Nhiều doanh nghiệp nhờ đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hoặc mua sắm mới thông qua cho thuê tài chính của công ty đã tận dụng được cơ hội kinh doanh, sử dụng các tiện ích của cho thuê tài chính để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao như: Công ty Sơn Hà, công ty than Cao Sơn, công ty dầu khí Vũng Tàu,..Điều này phản ánh tình hình cho thuê tài chính là phù hợp và dễ tiếp cận hơn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Cơ cấu tài sản cho thuê tài chính của công ty CTTC Vietcombank

Loại tài sản Dư nợ (triệu) Tỉ trọng(%)

2006 2007 2006 2007

Phương tiện vận chuyển 330,6 254,7 36,4 23,1

Thiết bị vận chuyển 331,0 470,9 36,4 42,7

Máy móc ngành in 94,2 111,0 10,3 10,0

Thiết bị xây dựng 151,9 264,3 16,7 24,0

Bảng 2.8. Cơ cấu tài sản cho thuê tài chính công ty CTTC Vietcombank

(Nguồn báo cáo tài chính công ty cho thuê tài chính NHNT VN)

Qua biểu đồ ta thấy, Công ty cho thuê tài chính Vietcombank hiện đang chủ yếu cho thuê tài sản là thiết bị vận chuyển ( chiếm42%), phương tiện vận chuyển

giảm từ 36% còn 23%. Thiết bị xây dựng năm 2007 có sự tăng trưởng từ 16% lên 24%, thấp nhất là máy móc ngành in (10%). Năm 2007, cơ cấu tài sản cho thuê tiếp tục chuyển biến theo xu hướng tăng dần đầu tư vào các tài sản lớn, máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất. Tỷ lệ cho thuê phương tiện giao thông giảm từ 59% năm 2002 xuống còn 23% năm 2007. Chất lượng dư nợ đối với các loại tài sản này nhìn chung là ổn định. Đây là kết quả của công tác điều hành kinh doanh, trọng tâm chuyển dịch cơ cấu tài sản cho thuê. Điều này là một xu hướng tốt, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vừa tạo cho công ty một cơ cấu, danh mục tài sản cho thuê tốt, ổn định được nguồn thu nhập, tránh phát sinh nợ quá hạn.

Năm 2007, đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tăng mạnh từ 16,7% năm 2006 lên 24% trong khi chất lượng dư nợ trong lĩnh vực này tăng đáng kể từ chỗ nợ quá hạn chiếm 7,61% giảm xuống còn 3,75%. Đầu tư đối với thiết bị ngành in và ngành ảnh có xu hướng giảm do thị trường ngành ảnh có xu hướng bão hoà. Do cạnh tranh trong ngành này càng tăng lên nợ quá hạn đang có xu hướng tăng mạnh từ 0,68% năm 2006 lên 2,5% năm 2007.

Trong cơ cấu tài sản của công ty hiện nay thì ngành y tế chiếm khoảng 3%, khai thác mỏ là 8%, một con số rất khiêm tốn. Ở những nước có nền công nghiệp phát triển thì doanh số cho thuê ở lĩnh vực này chiếm tỉ trọng lớn nhưng nước ta là nước đang phát triển nên nhu cầu chưa cao.Trong tương lai gần, các ngành công nghiệp lớn như thiết bị y tế, dầu khí, hàng không … là những đối tượng khách hàng có nhu cầu thuê rất lớn, là thị trường tiềm năng mà công ty cần tính tới trong chiến lược phát triển của mình.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương VN (Trang 37 - 42)