13 Cty TNHH một thành viên CTTC Ngân hàng Á Châu
2.2.2.3 Kết quả tài chính:
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cho thuê tài chính NHNT VN, từ trước năm 2007 thì hoạt động kinh doanh liên tục phát triển, lơi nhuận liên tục tăng. Năm 2006 lợi nhuận sau thuế là 9 tỉ, năm 2007 lợi nhuận sau thuế là 12 tỉ, tăng 30%, tăng tương xứng với tốc độ tăng trưởng của dư nợ. Có được kết quả như vậy đó là do
hiệu quả nguồn thu của công ty được cải thiện đáng kể, đặc biệt từ khi áp dụng lãi suất cho thuê tài chính thả nổi từ năm 2003và việc tăng cường công tác quản trị nguồn thu. Vì vậy, mặc dù trong những năm gần đây,lãi suất đầu vào tăng cao nhưng biên độ chênh lệch lãi suất không bị ảnh hưởng lớn và về cơ bản biên độ lãi suất năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập từ tiền lãi cho thuê tài chính vẫn là nguồn thu chủ yếu với tỉ trọng chiếm đến trên 90% tổng nguồn thu, nguyên nhân là do đặc thù kinh doanh mang tính “độc canh” của công ty.
Năm 2006 2007 2008
- Thu nhập lãi và các khoản tương đương
- Chí phí lãi và các chi phí tương tự
Thu nhập lãi thuần
Lãi/ lỗ thuần từ HĐKD ngoại hối Thu nhập từ hoạt động khác Tổng thu nhập hoạt động 80,280 (54,911) 25,369 36 452 25,858 108,009 (72,468) 35,540 75 673 36,288 123,619 (79,368) 44,250 136 723 45,110
- Chi phí tiền lương - Chi phí khấu hao - Chi phí hoạt động khác Chi phí hoạt động (2,453) (1,359) (2,199) (5,994) (4,061) (1,510) (5,853) (11,424) (6,004) (1,441) (7,993) (15,440) - Lợi thuần từ HĐKD trước chi
phí dự phòng rủi ro TD - Chi phí dự phòng rủi ro TD 19,863 (5,986) 24,864 (6,813) 29,670 (43,089) Tổng lợi nhuận/(lỗ) trước thuế 13,877 18,051 (13,419)
Chi phí thuế TNDN (3,885) (5,054) ---
Lợi nhuận/ ( lỗ) sau thuế trong năm
9,991 12,996 (13,419)
Bảng 2.9- Báo cáo kết quả kinh doanh công ty cho thuê tài chính NHNT tính đến ngày 31-12 năm 2006, 2007, 2008.
(Nguồn báo cáo tài chính công ty cho thuê tài chính NHNT VN)
Đối với nguồn thu từ lãi tiền gửi, đây là tiền lãi không kì hạn thu được từ nguồn tiền nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi vãng lai của công ty, chỉ tiêu này đang từng bước được giảm thiểu tối đa để đảm bảo việc quản trị vốn hiệu quả, giảm thiểu số tiền nhàn rỗi. Đối với nguồn thu khác, công ty đã từng bước tăng dần tỉ trọng thu nhập từ nguồn thu này, nếu như năm 2003 tỉ trọng là 0,4% thì năm 2007 đã tăng lên 0,6% và 0,75% năm 2008. Trong tương lai tỉ trọng này sẽ tiếp tục tăng do công ty đang triển khai việc quản lí thống nhất giá chọn mua đối với tài sản cho thuê tài chính, thực hiện thu phí đối với khách hàng.
Về chi phí trả lãi tiền vay( thực chất là chi phí trả lãi tiền vay NHNT Việt Nam) chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, đặc biệt là từ năm 2003 đến năm 2008 tỉ trọng này chiếm đến 75%. Năm sau tăng hơn năm trước, năm 2006 chỉ là 54 tỉ nhưng đến năm 2007 là 72 tỉ, 2008 là 79 tỉ, gấp 1,3 lần. Đây cũng là một gánh nặng làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Năm 2006, chi phí dự phòng tăng mạnh tới trên 5 tỉ đồng, và Quỹ dự phòng của công ty cũng tăng theo từ 3 tỉ đồng lên 9 tỉ đồng do theo quy định mới 493 ngoài trích Quỹ dự phòng cụ thể ( số dư 6,5 tỉ) như những năm trước, công ty còn trích lập quỹ dự phòng chung với số tiền lên tới 2,5 tỉ. Năm 2007, chi dự phòng lên 6,8 tỉ đồng, tăng 13,8% so với năm 2006. Mặc dù tăng nhưng có thể thấy Công ty vẫn hoạt động rất ổn định và vẫn đem lại lợi nhuận cao12 tỉ trong năm 2007. Nhưng đến năm 2008 thì công ty lại lỗ, tại sao lại như thế?
Ta nhận thấy tổng thu nhập trong năm 2008 tăng 9 tỉ so với năm 2007, nhưng chí phí hoạt động cũng tăng thêm 4 tỉ so với năm 2007. Tuy nhiên, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro lại tăng 5 tỉ so với năm 2007. Vậy đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thua lỗ trong năm 2008? Đóchính là do sự gia tăng đột ngột của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2008 lên tới 43 tỉ, tăng gấp 7lần so với năm 2007. Sở dĩ năm 2008 công ty đã phải tăng chi phí dự phòng rủi ro lên cao như thế là để phòng ngừa rủi ro từ nợ có khả năng mất vốn của công ty (77
tỉ). Công ty đang phải đối đầu với rủi ro nợ quá hạn quá cao, gây tổn thất lớn cho tín dụng. Tổng dư nợ thì sụt giảm 90 tỉ, trong khi nợ dưới nợ cần chú ý thì tăng 343 tỉ. Điều này cho thấy sự yếu kém trong công tác thẩm định dự án của công ty, việc thanh tra, giám sát còn lỏng lẻo, thiếu thông tin để kiểm tra thường xuyên hoạt động của khách hàng. Nội dung thẩm định dự án và phương pháp thẩm định được sử dụng ở công ty chưa được đầy đủ và khoa học. Quá trình quản lí tài sản cho thuê sau đầu tư chưa chặt chẽ. Bởi vì đã từng có cán bộ của công ty cho thuê tài chính NHNT VN lơ là trong việc theo dõi, kiểm tra tài sản dẫn đến việc khách hàng trong lúc khó khăn đã bán tài sản của công ty cho một cá nhân. Có thể thấy rõ năm 2007 là năm biến động của công ty, suy giảm về mọi mặt hoạt động kinh doanh. Từ đây đặt ra những cơ hội, thách thức mới mà công ty cần phải thay đổi, cân nhắc để thúc đẩy tăng trưởng, tạo lập uy tín, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Nhìn một cách tổng quát thì với những kết quả mà công ty cho thuê tài chính Vietcombank đã đạt được theo thời gian thì có thể thấy công ty đã hoạt động tốt, góp phần cùng với các công ty cho thuê tài chính trong nước khẳng định vai trò dẫn vốn quan trọng và hữu ích cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.