Tình hình sử dụng thời gian lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý SXKD của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn. (Trang 59 - 60)

Trong các phòng ban vẫn còn tình trạng bố trí nhiều nhân lực hơn khối lượng công việc dẫn đến tình trạng nhàn rỗi nhân viên văn phòng, gây tốn chi phí cho việc quản lý bộ máy cồng kềnh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đôi khi nhân viên đến cơ quan chỉ để cho có mặt, ngồi chơi đến hết giờ hành chính rồi về vì không có việc để làm. Điều này cũng làm giảm đi lòng nhiệt tình và nhiệt huyết của họ đối với công việc. Họ sẽ thực hiện công việc theo kiểu nghĩa vụ, không làm hết sức của mình. Do đó mà chất lượng thực hiện công việc của họ sẽ không cao, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Thời gian làm việc của CBCNV trong công ty theo quy định của Nhà nước. Vì công ty thuộc doanh nghiệp Nhà nước cho nên tất cả người lao động trung bình làm 8 tiếng (từ 7h sáng đến 11h trưa và làm từ 1h chiều đến 5h chiều). Tuy nhiên, theo khảo sát và đánh giá, trong số 100 người cán bộ quản lý được hỏi trên tổng số 356 người thì có thể rút ra được kết luận là thời gian làm việc trung bình của lao

động quản lý trong công ty (trừ thời gian nghỉ ngơi) thì còn khoảng 5,37 tiếng làm việc thực tế. Do vậy, hệ số bận việc của công ty tính theo công thức sẽ là:

Hệ số bận việc = Thời gian làm việc thực tế/ thời gian làm việc theo quy định = 5,37 / 8 = 0,67.

Đây là một con số ở trên mức trung bình nhưng chưa được đánh giá là khá. Thời gian cán bộ quản lý vẫn chưa tận dụng được và còn lãng phí là 2.63 tiếng tương với hệ số nhàn rỗi là 0,33. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

• Do nguồn nhân lực trong công ty nói chung, trong bộ máy quản lý nói riêng chất lượng chưa được cao.

• Do công tác tuyển dụng đầu vào chưa được quản lý chặt chẽ và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu.

Do đó trong thời gian tới, công ty cần đưa ra những giải pháp nhằm tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu bộ máy quản lý với mục đích giảm thiểu thời gian rỗi trong khối lao động gián tiếp. Đồng thời, lãnh đạo công ty phải theo sát tình hình làm việc thực tế của các phòng ban hơn để nâng cao chất lượng làm việc của cán bộ quản lý. Ngoài ra, công ty có thể áp dụng một số biện pháp để kích thích họ nâng cao năng suất làm việc hơn, qua đó nâng cao hiệu suất làm việc của họ. Các biện pháp mang tính kích thích mà công ty có thể áp dụng như: nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá thực hiện công việc trong khối quản lý, sử dụng các biện pháp kích thích bằng vật chất như: tăng lương, thưởng…cho những cán bộ hoàn thành xuất sắc công việc và vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý SXKD của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn. (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w