máy quản lý sản xuất kinh doanh.
Đào tạo là một trong các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Hiểu được tầm quan trọng của đào tạo, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn đã thực hiện công tác đào tạo một cách có tổ chức và có kế hoạch. Sau đây là bảng đào tạo nguồn nhân lực của công ty trong 2 năm gần đây:
Bảng 2.5: Đào tạo nguồn nhân lực trong 2 năm(2008 – 2009) của công ty.
Năm
Năm 2008 Năm 2009
KH TH KH TH
I. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ
- Lý luận chính trị cao cấp 10 3 15 5
- Đại học tại chức các ngành 20 15 15 24
- Bồi dưỡng chuyên đề tại TCT 35 30 50 30
- Học tập trong và ngoài nước 45 25 60 29
II. Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Huấn luyện và thao diễn PCCC 1.500 1.925 1.200 2.262
- Huấn luyện ATLĐ 165 233 152 254
- Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ 220 139 200 195
- Bồi dưỡng kiến thức thanh tra, kiểm tra 50 28 20 83
- Một số loại bồi dưỡng khác 550 416 625 587
III.Đào tạo nâng cao trình độ công nhân
- Tổ chức thi nâng bậc CNKT 300 125 350 256
- Đào tạo công nhân vận hành các loại máy 325 110 250 360
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động)
Đánh giá:
Qua bảng trên, ta thấy tình hình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các CBCNV trong công ty trong năm 2009 đã tăng lên so với năm 2008. So sánh với năm 2008, số lượng cán bộ được đào tạo thực tế năm 2009 tăng lên, tuy nhiên mức tăng cũng chưa nhiều. Tuy số cán bộ được cử đi học tập trong và ngoài nước cả 2 năm đều thấp (năm 2008 là 25 người, năm 2009 là 29 người) và đều không vượt kế hoạch đào tạo; nhưng số cán bộ được học đại học tại chức các chuyên ngành tăng lên: năm 2008 thì con số được đào tạo là 15 người không vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, năm 2009 thì con số đã tăng lên là 24 người vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy công ty đã có thay đổi phương pháp đào tạo, chú trọng hơn đến việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ quản lý.
Bên cạnh đó, công ty đã quan tâm hơn đến công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2009, số lượng CBCNV được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và ATLĐ tăng lên 337 người so với năm 2008. Công ty đặt vấn đề sức khỏe và an toàn của người lao động lên hàng đầu, do vậy phần nào đã tạo động lực rất lớn cho
CBCNV làm việc trong công ty. Đồng thời, số lượng công nhân được đào tạo nâng cao trình độ năm 2009 của công ty đã tăng lên rất nhiều. Năm 2009 đã tổ chức thi nâng bậc được cho 256 người tăng 131 người, đào tạo được thêm 250 công nhân vận hành các loại máy móc so với năm 2008. Số lượng công nhân được đào tạo để nâng cao trình độ và tay nghề còn tăng lên nữa trong những năm tới đây khi mà dây chuyền mới đi vào hoạt động. Dây chuyền mới đi vào hoạt động cần rất nhiều công nhân có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Do đó, công ty phải có kế hoạch cụ thể để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Nhận xét chung:
Công ty áp dụng rất nhiều hình thức và phương pháp đào tạo. Các hình thức đào tạo của công ty bao gồm: đào tạo kèm cặp nghề cho công nhân, đào tạo hoàn chỉnh để cấp bằng CNKT, tổ chức thi nâng bậc cho CNKT và LĐPT, thi nâng ngạch viên chức, đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, học tập nâng cao trình độ trong và ngoài nước. Công ty ký kết hợp đồng với các trường đào tạo trực tiếp trực thuộc TCT để tổ chức các khóa đào tạo tập trung. Trường hợp các trường đào tạo trực thuộc TCT không đáp ứng được nhu cầu thì công ty ký kết hợp đồng đào tạo với các tổ chức, cơ quan hoặc trường đào tạo ngoài TCT. Đối với các lĩnh vực và chuyên ngành cần thiết, ở một số lĩnh vực quan trọng không có điều kiện tổ chức đào tạo trong nước, công ty cử cán bộ đi học ở nước ngoài.
Nói đến vấn đề đào tạo không thể không nhắc đến kinh phí dành cho đào tạo của công ty. Kinh phí được cấp cho các khóa đào tạo được trích từ các nguồn sau: kinh phí đào tạo (được hạch toán vào giá thành); kinh phí của các dự án hợp tác; kinh phí tham quan và khảo sát theo các hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị; các xuất học bổng và đài thọ của các tổ chức, doanh nghiệp, Chính phủ trong và ngoài nước. Cán bộ được cử đi đào tạo bồi dưỡng được thanh toán công tác phí; tiền lương, thu nhập được hưởng theo quy định của công ty và có trách nhiệm làm việc cho công ty sau khi học xong theo cam kết trước khi đi học.
Công ty đã chú trọng và quan tâm đến công tác đào tạo CBCNV trong công ty, tuy nhiên số lượng cán bộ quản lý được cử đi đào tạo còn ít. Nguyên nhân thứ nhất là do việc tổ chức các lớp đào tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của bản thân người học và công ty; thứ hai là do dây chuyền mới sắp đi
vào hoạt động nên hiện tại công ty đang chú trọng hơn tới việc đào tạo đội ngũ công nhân giỏi tay nghề. Ngoài ra, việc cử cán bộ đi đào tạo đòi hỏi thời gian và tìm người đảm nhiệm thay thế vị trí đó sau khi cán bộ đi đào tạo vẫn là một bài toán khó đối với công ty để việc sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng. Do đó, để phát triển và đứng vững trên thị trường, trong tương lai công ty phải có giải pháp khắc phục tình hình này.
II. Phân tích và đánh giá sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.