Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Bảo vệ thực vật I Trung ương (Trang 57 - 60)

CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬ TI TRUNG ƯƠNG 3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2010 –

3.2.3. Các giải pháp khác

3.2.3.1. Giải pháp từ phía công ty

- Xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực rõ ràng: Một chiến lược đào tạo nhân lực rõ ràng và có tầm nhìn giúp doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư và đào tạo nhân lực được thuận lợi. Đây chính là các hệ chuẩn mực, hệ giá trị nhằm tạo ra hành lang tiêu chuẩn cho mọi hoạt động đầu tư. Nó sẽ định vị người lao động hướng vào các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo một cách có trọng tâm. Từ đó họ chủ động tham gia quá trình đào tạo mà doanh nghiệp tổ chức.

- Nhấn mạnh hoạt động đào tạo như một khoản đầu tư: Lâu nay, hoạt động đào tạo được xem như một lựa chọn cần quan tâm xem xét tại nhiều công ty bởi những suy nghĩ rằng đó là một khoản chi phí chứ không phải là một khoản đầu tư thu về trong tương lai. Trong khi sự thật rằng, hoạt động đào tạo luôn đem lại khá nhiều lợi ích, đó là một khoản đầu tư dài hạn tác động lớn đến sự tăng trưởng và phát triển nguồn nhân lực công ty.

- Thúc đẩy một nền văn hoá trau dồi ở công ty: Trong một nền kinh tế năng động như ngày nay, nếu một công ty không chịu học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, công ty đó sẽ thụt lùi về đằng sau. Việc học hỏi của công ty không khác gì việc học hỏi của các cá nhân. Hãy truyền tải rằng tất cả nhân viên cần thực hiện những bước đi cần thiết để trau dồi kỹ năng và luôn theo kịp với những đòi hỏi chuyên môn hay những nhu cầu công việc mới.

- Khuyến khích người lao động tự học và học suốt đời: Nếu mỗi người lao động không tự học và học tập người khác thì mọi nỗ lực của doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo và phát triển các kỹ năng sẽ kém đi hiệu quả. Trước khi tiến hành đào tạo nhân lực ở quy mô lớn, doanh nghiệp biết cách thúc đẩy nhân viên tự đào tạo. Đây còn là phương thức đào tạo hiệu quả khi quỹ thời gian dành cho việc đào tạo nhân lực không nhiều. Cũng như giúp doanh nghiệp giảm chi phí cho đào tạo.

- Chi phí cho đào tạo là chi phí cho đầu tư dài hạn: Chi phí đào tạo nhân lực phải được tính vào chi phí đầu tư cho phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả đào tạo phải được coi là tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư. Thước đo hiệu quả đào tạo là chi phí tài chính, thời gian, khả năng ứng dụng. Vì vậy, mỗi quyết định đầu tư cho đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến năng lực cạnh tranh, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp.

3.2.3.2. Giải pháp từ phía nhà nước

- Số lượng học sinh một lớp tương đối lớn: 40 – 50 học viên, bên cạnh đó, thiếu điều kiện cần thiết trong việc giảng dạy, vì vậy không cho phép giáo viên sử dụng các phương pháp dạy tích cực: trò chơi, thảo luận, bài tập tình huông. Do vậy, cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo, cụ thể, cần trang bị cho lớp học các phương tiện để phục vụ cho giảng dạy như: máy chiếu, máy vi tính, các sách báo và tài liệu mới, cập nhật các phần mềm phục vụ cho đào tạo…

- Đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao chất lượng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, đặc biệt là hệ thống đào tạo bậc đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước. Một thực tế hiện nay ở Việt Nam đó là, giáo viên chủ yếu giảng theo phương pháp truyền thống, ít giao tiếp với học viên trong quá trình giảng, học viên ít khi đặt câu hỏi cho thày cô, học theo phương pháp thụ động, ngồi nghe là chủ yếu.

- Hệ thống văn bản pháp lý trực tiếp liên quan đến công tác đào tạo cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Chẳng hạn như cần thay đổi mức chi phí cho đào tạo, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Với mức chi phí cho đào tạo thấp như hiện nay, không thể mời được các giáo viên giỏi tham gia giảng dạy, cũng như trang bị các phương tiện giảng dạy, tổ chức giảng dạy theo phương pháp tiên tiến.

KẾT LUẬN

Trải qua hơn 22 năm phấn đấu không ngừng và hiệu quả vì một nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững vì sự ấm no, hạnh phúc của mọi nhà, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật I Trung ương đã tìm được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Góp phần vào thành công đó của công ty phải kể đến một vai trò không nhỏ của nguồn nhân lực- những cán bộ công nhân viên đã và đang làm việc cho công ty, đã giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn trong thời kỳ cổ phần hóa, và ngày càng củng cố chỗ đứng trên thị trường.

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, trong quá trình phát triển, Công ty đã chú trọng đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho người lao động, giúp họ bắt kịp được với thay đổi nhanh chóng trên thị trường. Trong quá trình thực hiện, công tác này đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bản thân em thấy vẫn còn một số tồn tại, từ khâu lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả đào tạo. Trên cơ sở đó, đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty, giúp phát huy vai trò quan trọng của nó đối với sự thành công của doanh nghiệp.

Trong quá trình làm chuyên đề, em không tránh khỏi việc mắc những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Bảo vệ thực vật I Trung ương (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w