Theo Philin, 1974, tố chất nhanh thể hiện khả năng của con người thực hiện một hoạt động vận động nào đó trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Thành tích vận động của ngón tay bằng cách chấm bút trên giấy trong thời gian 5 giây là một trong những yếu tố xác định tố chất nhanh của đối tượng vận động.
Biểu đồ 3.3: Tố chất nhanh ở học sinh nghiện G.O và học sinh bình thường.
Qua số liệu thu được ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.3 cho thấy, nhóm học sinh nghiện G.O có tố chất nhanh cao hơn so với nhóm đối chứng. Cụ thể nhóm nghiện G.O có số lần vận động ngón tay trung bình trong thời gian 5 giây là 33.03 trong khi nhóm đối chứng là 30,94 (thấp hơn 3.91 chấm) với sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05. Điều này có thể được giải thích là do đặc thù của G.O, khi chơi có rất nhiều điều xảy ra trong cùng một lúc, người chơi vừa phải quan sát vị trí điều chỉnh tốc độ di chuyển để có thể chạy và bắn trong thời gian ngắn nhất và “chiến thắng”, kết quả đem lại cho người chơi cảm
giác thích thú. Tất cả các yếu tố đó cùng lúc tác động và cần sự phân tích, phối hợp điều khiển của não để đưa ra quyết định chính xác nhất bằng phản ứng chuyển động của phần trên cơ thể đặc biệt là bàn tay và ngón tay. Ở nhóm học sinh chơi G.O khi chơi họ tập trung chú ý cao độ để đạt được kết quả tốt nhất làm thỏa mãn bản thân. Chính vì vậy, cơ thể luôn trong trạng thái huy động tối đa các giác quan đặc biệt là sự hoạt động của bộ não với sự phối hợp của tay, mắt để điều khiển trò chơi. Kết quả có thể làm cho người chơi tăng khả năng phản xạ nhanh qua tố chất vận động ngón tay.
Nghiên cứu của Đại học Rochester, Mỹ cũng cho rằng người chơi G.O có phản xạ nhanh hơn người bình thường ngoài đời thực [theo 53].