0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Chiều cao đứng

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GAME ONLINE LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, THỂ CHẤT, SINH LÝ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 52 -52 )

Chiều cao là một đặc điểm nhân chủng quan trọng, nói lên tầm vóc của một người. Các nhà y học dựa vào chiều cao để đánh giá sức lớn và tầm vóc của trẻ, đồng thời so sánh với các kích thước khác trong cơ thể để tính các chỉ số thể lực.

Chiều cao đứng là một trong những kích thước hay được đo đạc trong hầu hết các công tác điều tra cơ bản để đánh giá hình thái, thể lực, dinh dưỡng, sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể

So sánh chiều cao đứng giữa hai nhóm đối tượng kết quả bảng 3.6 cho thấy, chiều cao đứng khác nhau không nhiều và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, chưa có cơ sở để kết luận nghiện G.O có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cơ thể.

3.3.3. Vòng ngực

Lồng ngực là nơi chứa hai cơ quan quan trọng tim và phổi. Sự phát triển của lồng ngực phản ánh gián tiếp sự phát triển chức năng tuần hoàn và hô hấp, là hai chức năng quan trọng hàng đầu của hoạt động sống.

Số đo vòng ngực cho phép đánh giá thể lực của một người. Người có vòng ngực rộng thì thể lực tốt. Ngoài ra, vòng ngực cùng với cân nặng và chiều cao cho phép ta lập các chỉ số thể lực của cơ thể.

So sánh giữa hai nhóm đối tượng quả bảng 3.6 cho thấy, học sinh nghiện

G.O có số đo vòng ngực thấp hơn học sinh không chơi G.O, cụ thể Xtb của

nhóm chơi là 74.20 của nhóm không chơi là 75.28. Tuy nhiên sự sai khác này chưa có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Chưa có cơ sở khẳng định có sai khác về số đo vòng ngực giữa nhóm nghiện G.O và nhóm bình thường.

3.3.4. Chỉ số Pignet

Từ các chỉ số hình thái tôi đưa ra tiêu chí so sánh chỉ số Pignet để xem có sự khác nhau giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu hay không?

Chỉ số Pignet = Cao đứng (cm) - [Cân nặng (kg)+Vòng ngực trung bình (cm)], cho ta thấy chỉ số càng bé thì thể lực càng tốt.

Biểu đồ 3. 2: Chỉ số Pignet của học sinh nghiện G.O và học sinh bình thường.

Kết quả ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.2 cho thấy, có sự sai khác về chỉ số Pignet giữa 2 nhóm đối tượng nghiên cứu với mức ý nghĩa thống kê (P<0,05) và theo thang đánh giá của Nguyễn Quang Quyền thì nhóm nghiện G.O lại xếp vào nhóm rất yếu về thể lực. Điều này có thể giải thích do nhóm nghiện G.O sinh hoạt không điều độ và ít dành thời gian cho các hoạt động vận động thể dục thể thao nên chỉ số thể lực có phần giảm sút. Vậy nghiện G.O có ảnh hưởng nhất định đến chỉ số thể lực của cơ thể.

3.4.Tác động của G.O lên năng lực thể chất

Theo Karxaiepxkaia (1970), ở mỗi người đều có một thời kỳ tối ưu cho sự phát triển và rèn luyện các chức năng vận động, mỗi tố chất đều có một đặc thù riêng của nó. Nếu có sự luyện tập rèn luyện đúng thời kỳ theo quy luật tự nhiên, phát động các cơ chế đúng giai đoạn phát triển của nó sẽ giúp con người bộc lộ hết lượng dự trữ tiềm ẩn nhằm đạt được thành tích tối đa.

Bảng 3.7: Các chỉ số năng lực thể chất giữa học sinh chơi và không chơi G.O Các chỉ số năng lực thể chất Học sinh nghiện G.O (1) Học sinh Bình thường (2) (2)− (1) P X SD± X SD± Tố chất nhanh 33.03 ± 2.73 30.94 ± 2.87 -3,91 <0.05

Tố chất mạnh 33.07 ± 1.83 35.77 ± 5.55 2,7 <0.05

Tố chất dẻo -4.67 ± 4.77 -5.07 ± 5.39 0,4 >0.05

3.4.1. Tố chất nhanh

Theo Philin, 1974, tố chất nhanh thể hiện khả năng của con người thực hiện một hoạt động vận động nào đó trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Thành tích vận động của ngón tay bằng cách chấm bút trên giấy trong thời gian 5 giây là một trong những yếu tố xác định tố chất nhanh của đối tượng vận động.

Biểu đồ 3.3: Tố chất nhanh ở học sinh nghiện G.O và học sinh bình thường.

Qua số liệu thu được ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.3 cho thấy, nhóm học sinh nghiện G.O có tố chất nhanh cao hơn so với nhóm đối chứng. Cụ thể nhóm nghiện G.O có số lần vận động ngón tay trung bình trong thời gian 5 giây là 33.03 trong khi nhóm đối chứng là 30,94 (thấp hơn 3.91 chấm) với sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05. Điều này có thể được giải thích là do đặc thù của G.O, khi chơi có rất nhiều điều xảy ra trong cùng một lúc, người chơi vừa phải quan sát vị trí điều chỉnh tốc độ di chuyển để có thể chạy và bắn trong thời gian ngắn nhất và “chiến thắng”, kết quả đem lại cho người chơi cảm

giác thích thú. Tất cả các yếu tố đó cùng lúc tác động và cần sự phân tích, phối hợp điều khiển của não để đưa ra quyết định chính xác nhất bằng phản ứng chuyển động của phần trên cơ thể đặc biệt là bàn tay và ngón tay. Ở nhóm học sinh chơi G.O khi chơi họ tập trung chú ý cao độ để đạt được kết quả tốt nhất làm thỏa mãn bản thân. Chính vì vậy, cơ thể luôn trong trạng thái huy động tối đa các giác quan đặc biệt là sự hoạt động của bộ não với sự phối hợp của tay, mắt để điều khiển trò chơi. Kết quả có thể làm cho người chơi tăng khả năng phản xạ nhanh qua tố chất vận động ngón tay.

Nghiên cứu của Đại học Rochester, Mỹ cũng cho rằng người chơi G.O có phản xạ nhanh hơn người bình thường ngoài đời thực [theo 53].

3.4.2. Tố chất mạnh

Theo Matveep, 1976, tố chất mạnh của người được thể hiện qua khả năng thắng lực cản bên ngoài hoặc lực tác động ngược chiều qua khả năng co rút của các bắp cơ.

Sức mạnh được thể hiện qua nhiều dạng như lực tối đa, lực bền, sức bật cao, sức bật xa...Trong các dạng này, sức bật là tổ hợp nhiều tố chất đặc trưng bởi nó thể hiện mức cố gắng tức thời của bộ máy thần kinh – cơ. Vì vậy chúng tôi đánh giá tố chất mạnh của đối tượng thông qua sức bật cao không vung tay.

Qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.4 cho thấy, sức bật của nhóm học sinh chơi

G.O (Xtb= 33.07) thấp hơn so vơi nhóm đối chứng (Xtb=35.77) là 2,7 cm với

sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết luận, nghiện G.O có ảnh hưởng đến tố chất mạnh của học sinh qua sức bật cao tại chổ không vung tay. Trên thực tế chơi G.O khác với những hoạt động vận động khác, người nghiện G.O chủ yếu ngồi một chổ trước màn hình máy tính trong một không gian hết sức chật hẹp, thời gian tương đối dài dẫn đến hạn chế khả năng vận động hài hòa của các cơ bắp trên cơ thể làm ảnh hưởng đến các tố chất vận động như là tố chất mạnh. Kết luận nghiện G.O có ảnh hưởng đến tố chất mạnh.

3.4.3. Tố chất dẻo

Ngoài tố chất mạnh và tố chất nhanh, trạng thái thể chất của con người còn được đánh giá qua tố chất dẻo. Trên đối tượng học sinh, độ dẽo của cột sống chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động học tập. Vì vậy, chúng tôi đánh giá tố chất dẻo của đối tượng thông qua khả năng uốn cong cột sống về phía trước. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.7 cho thấy, Xtb của nhóm học sinh không chơi G.O có tố chất dẻo cao hơn nhóm thực nghiệm. Tuy nhiên sự sai khác này chưa có ý nghĩa thống kê với P>0,05 nên chưa thể kết luận nghiện G.O có ảnh hưởng đến tố chất dẻo.

3.5. Tác động của G.O lên các chỉ tiêu sinh lý

Để đánh giá nghiện G.O có tác động lên các chỉ tiêu sinh lý hay không, có thể thông qua hai cơ quan tuần hoàn và hô hấp. Từ đó tôi nghiên cứu các thông số cơ bản của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.

3.5.1. Tần số mạch đập, huyết áp

Bảng 3.8: Tần số mạch đập, huyết áp của học sinh nghiện G.O và học sinh bình thường. Các chỉ tiêu sinh lý hệ tim mạch Học sinh bình thường (1) Học sinh nghiện G.O (2) (2) - (1) P X SD± X SD± Tần số mạch đập 80.00 ± 1.5 82.26 ± 2.16 2,26 <0.001

Huyết áp tâm trương 74.62 ± 6.20 79.71 ± 8.29 5,09

Huyết áp tâm thu 115.62 ± 6.20 120.01 ± 8.29 4.39

3.5.1.1. Tần số mạch đập(nhịp tim)

Tần số mạch đập là một chỉ tiêu phản ánh gián tiếp về sự co bóp của tim ở thời kỳ tâm thu và qua mỗi lần tâm thu ta bắt gặp được một nhịp ở ngoại vi. Theo kết quả của một số công trình nghiên cứu, mạch đập của người Việt Nam trung bình khoảng 60-80 lần/phút.

Bằng phương pháp bắt mạch đập quanh cổ tay, kết quả theo dõi tần số mạch đập của đối tượng nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.5 cho thấy, mạch đập trung bình của đối tượng nghiện G.O cao hơn bình thường (trung bình 2.26 nhịp/phút với mức sai khác rất có ý nghĩa P<0.001). Kết luận, nghiện G.O ảnh hưởng đến tầm số mạch đập, người nghiện G.O mạch đập cao hơn người bình thường. Nguyên nhân do khi chơi G.O não bộ của người chơi hưng phấn mạnh, lượng dopamin, endorphine và serotonin tiết ra nhiều hơn bình thường [theo 23], [52], [32], làm hứng phấn lan tỏa đến nhiều vùng của não trong đó có trung khu vận động tim mạch làm thay đổi tần số tim mạch của đối tượng theo hướng tăng mạch đập nhằm đáp ứng năng lượng

và đặc biệt là hàm lượng O2 cho hoạt động của não. Một nguyên nhân phải kể đến nữa là do đặc trưng của trò chơi G.O có thắng thua và có thưởng nên người chơi chỉ thỏa mãn khi họ thắng cuộc hoặc được nhiều phần thưởng. Chính điều này làm cho họ luôn trong trạng thái tập trung cao độ trong thời gian dài và cần sự phối hợp của nhiều cơ quan đặc biệt là sự phối hợp của hai giác quan tai, mắt. Nếu thời gian kéo dài cơ thể có phản ứng thích nghi dần và làm cho tần số tim mạch cao hơn nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Xuewen Wang và cộng sự [48] cũng cho rằng, có sự gia tăng nhịp tim trước và sau chơi G.O là 18.8%.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả ; Diana L. Graf và cộng sự

[43] , Segal và cộng sự 1991, Cohn vào năm 1995, Fleming và cộng sự năm 2001 ,Nichols Carnagey và CA Anderson (2005) [theo 51] cũng cho thấy: có sự tăng nhịp tim sau khi chơi game online, đặc biệt các loại game hành động.

Biểu đồ 3.5: Tần số mạch đập của học sinh nghiện G.O và học sinh bình thường

Huyết áp - áp lực của máu lên thành mạch - cũng là một thông số gián tiếp đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn. Trong nghiên cứu tôi tiến hành đo huyết áp ở 2 thì lúc tim co (huyết áp tâm thu) và lúc tim giãn (huyết áp tâm trương) ở đối tượng học sinh bình thường và học sinh nghiện G.O.

Biểu đồ 3.6: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở học sinh bình thường và học sinh nghiện G.O

Kết qủa ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.6 cho thấy, học sinh nghiện G.O huyết áp cao hơn học sinh bình thường, cụ thể huyết áp tâm trương cao hơn 5.09, huyết áp tâm thu cao hơn 4.39 và có ý nghĩa thống kê với p<0.05.

Điều này có thể lý giải rằng khi chơi G.O não bộ của đối tượng chơi luôn trong trạng thái căng thẳng, kéo theo đó là sự thay đổi liên tục của biên độ và tần số âm thanh, ánh sáng trong thời gian dài tác động trực tiếp vào tai và mắt truyền theo dây thần kinh thính giác, thị giác lên não bộ, qua hệ thống thần kinh não tủy kích thích các dây thần kinh khác đến trung tâm cảm xúc kiểm soát xúc cảm, kiểm soát hệ thống hô hấp, hệ thống tim mạch...làm thay đổi huyết áp, nhịp tim. Tiếng ồn lớn và bất ngờ là tai hại nhất, tiếp theo là tiếng ồn kéo dài và lặp đi lặp lại thường xuyên gây rối loạn sinh lý cơ thể.

Ngoài ra do đặc thù trò chơi, khi chơi não bộ người chơi có lượng chất dẫn truyền thần kinh (dopamine, endophine và serotonin) tiết ra nhiều hơn bình thường làm tăng cảm giác hưng phấn, hưng phấn lan toả đến các trung khu trên võ não trong có trung khu điều hoà tim mạch làm thay đối nhịp tim và huyết áp.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Xuewen Wang và cộng sự [48] cũng cho thấy, trong và sau khi chơi có sự tăng huyết áp tâm thu (22,3%), huyết áp tâm trương (5,8%) so với trước khi chơi G.O.

3.5.2. Các chỉ số nhịp thở, sức thở, thời gian nín thở tối đa.

Bảng 3.9: Các chỉ số nhịp thở, sức thở, thời gian nín thở tối đa ở học sinh nghiện G.O và học sinh không chơi G.O.

Các chỉ số sinh lý hệ hô hấp Học sinh nghiện G.O(1) Học sinh bình thường (2) (1)−(2) P X SD± X SD± Nhịp thở 24.47 ± 1.77 22.97 ± 1.77 1.50 <0.05 Nín thở 24.47 ± 6.06 27.70 ± 3.88 -3.23 <0.05 Sức thở 3.64 ± 1.42 4.50 ± 1.32 -0.86 <0.05 3.5.2.1. Tần số hô hấp (nhịp thở)

Hô hấp là một quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể sinh vật nói chung và con người nói riêng. Hô hấp bao gồm hô hấp trong và hô hấp ngoài, cả hai quá trình này đều phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu của cơ thể cũng như yếu tố môi trường. Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tần số hô hấp phải kể đến là nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, tỉ lệ các thành phần trong không khí đặc biệt

là thành phần O2/CO2...

Qua số liệu bảng 3.9 và biểu đồ 3.7 khi so sánh tần số hô hấp cho thấy, học sinh nghiện G.O có tần số hô hấp cao hơn học sinh bình thường và đều nằm trong giới hạn cho phép, sự chệnh lệch này có ý nghĩa với P<0,05. Kết quả này có thể giải thích do những người nghiện G.O thường chơi trong các quán game với không gian chật hẹp, số lượng máy móc nhiều và hoạt động thường xuyên kéo, theo đó là sự tỏa nhiệt và tiếng ồn của nó cùng số lượng người chơi đông và liên tục trong thời gian dài tạo ra môi trường không thuận lợi cho hệ hô hấp của người chơi. Mặt khác, người chơi G.O não bộ của họ luôn trong trạng thái hoạt động liên tục và tập trung cao độ làm tăng nhu cầu

O2 lên não (thông thường não sử dụng 25% tổng lượng O2 cung cấp cho toàn

cơ thể) là nguyên nhân tăng nhịp hô hấp để đáp ứng tức thời nhu cầu của cơ thể. Dần dần cơ thể họ sẽ thích nghi bằng phản ứng tăng tần số hô hấp.

Kết quả nghiên cứu của Xuewen Wang và cộng sự [48] cũng cho thấy: mức tiêu thụ oxy tăng 49%, nhịp thở tăng 54,8% so với trước chơi G.O. Kết quả này cho thấy rõ sự tăng mức tiêu thụ oxy của cơ thể khi chơi G.O so với bình thường.

Những công trình nghiên cứu tiếp theo của các tác giả Diana L. Graf và

sự năm 2001, Nichols Carnagey và CA Anderson (2005) [theo 51] cũng cho kết quả tương tự.

3.5.2.2. Sức thở và thời gian nín thở tối đa

Sức thở và thời gian nín thở tối đa là 2 chỉ tiêu đánh giá chức năng hệ hô hấp, nó phản ánh năng lực về tốc độ, sức dẻo dai và sức bền của cơ thể. Những người có trình độ luyện tập cao thì thời gian nín thở tối đa tương đối lớn và sức thở cũng tương đối dài. Khi mệt mỏi căng thẳng thì thời gian nín thở tối đa và sức thở giảm nhiều. Vậy liệu nghiện G.O có ảnh hưởng đến các chỉ số trên hay không?

Biểu đồ 3.8: Sức thở và thời gian nín thở thở tối đa ở học sinh bình thường và học sinh nghiện G.O.

Qua kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.9 và biểu đồ 3.8 cho thấy, sức thở và thời gian nín thở ở học sinh nghiện G.O đều thấp hơn so với

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GAME ONLINE LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, THỂ CHẤT, SINH LÝ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 52 -52 )

×