0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tỷ lệ học sinh chơi G.O

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GAME ONLINE LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, THỂ CHẤT, SINH LÝ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 42 -43 )

Một thực tế dễ nhận thấy: trên khắp các thành phố ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hà Tĩnh nói riêng, khách hàng thường xuyên lui tới các quán, hàng kinh doanh trò chơi giải trí G.O phần lớn là nam thanh-thiếu niên, là những đối tượng trong độ tuổi học sinh còn đang trên ghế nhà trường. Thực tế theo nghiên cứu của chúng tôi tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh cho thấy có sự khác biệt khá rõ rệt về giới tính giữa nam và nữ về tỉ lệ học sinh chơi game online.

Trước hết, ta tìm hiểu về thực trạng tỷ lệ học sinh chơi G.O, không chơi cũng như sự khác biệt về giới tính trong các nhóm đó.

Bảng 3.1: Tương quan về giới tính giữa những người chơi và không chơi game online. Giới tính Nam Nữ Tổng số TS % TS % TS % Có 179 62,6 21 8,6 200 37,67 Không 107 37,4 224 91,4 331 62,33 Tổng số 286 100 245 100 531 100

Qua bảng 3.1 cho thấy, trong tổng số 531 học sinh (286 nam và 245 nữ) được phỏng vấn có 200 học sinh chơi G.O (chiếm 37,67%). Tuy nhiên, trong tổng số 286 học sinh nam được hỏi thì có tới 179 người trả lời là có chơi G.O, chiếm 62,6%, trong khi nữ chỉ có 8,6% chơi G.O trên tổng số 245 người trả

lời. Như vậy, tỉ lệ giữa nam và nữ được hỏi là tương đối cân bằng (53,8% là nam, 46,7% là nữ), nhưng tỉ lệ người chơi và không chơi giữa nam và nữ hoàn toàn trái ngược nhau.

Như vậy, chưa đến một nữa số người được hỏi trả lời rằng có chơi game online, tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn về giới tính giữa việc chơi và không chơi game online.

Kết quả trên giúp ta có thêm cơ sở khẳng định tính đúng đắn nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo khi nghiên cứu trên học sinh thành phố Ninh Bình [12] hay của Viện Xã hội học trên tổng mẫu 1.320 tại 6 thành phố lớn trên cả nước [31] cho rằng có chênh lệch rất lớn giữa học sinh nam và nữ trong việc chơi và không chơi game online.

Tuy nhiên có sự chênh lệch giữa tỉ lệ học sinh chơi và không chơi so với kết quả của Bộ GD-ĐT báo cáo trong Hội thảo về phòng chống tác hại của G.O tổ chức vào ngày 18/12/2010 trên đối tượng học sinh THPT tại Hà Nội 76,6%, Hồ Chí Minh là 88% [22]. Đây có lẽ thành phố Hà Tĩnh tốc độ phát triển về nhiều mặt còn thấp so với các thành phố lớn như: Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh...ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức giải trí G.O.

Kết quả khảo sát của Viện Xã hội học báo cáo ngày 19/10/2010 trên 6 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và 2 tỉnh Hải Dương (miền Bắc), Đồng Nai (miền Nam)) lại cho rằng số người chưa hoàn thành THPT chơi G.O chỉ chiếm 18% xếp thứ 2 sau lớp cao đẳng đại học trở lên [31].

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GAME ONLINE LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, THỂ CHẤT, SINH LÝ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 42 -43 )

×