2. Tổng kết và nhận định
3.2 Những đề nghị
Thứ nhứt và đề nghị trước tiên là phát triển các cơ cấu hạ tầng trong tương lai cần để ý đặc biệt đến
đặctính hệ thống của châu thổ đồng bằng Cửu Long. Một hoạt động riêng rẽ ở một vùng của châu
thổ cũng đủ để gây ra những tác động đến những vùng khác. Phân tích những thiệt hại về môi trường và mặt xã hội-kinh tế của một đề án cần được thực hiện, không chỉ cho vùng có kế hoạch, nhưng bao gồm toàn thể châu thổ. Các dự án phát triển cần được phối hợp chặt chẽ hơn, trước hết ở cấp tỉnh, để tránh những tác động có tính cộng hưởng và tích luỹ.
Dự đoán và đo lường những tác động lên môi trường gây ra bởi phát triển cơ sở hạ tầng trong châu thổ đồng bằng Cửu Long thường gặp khó khăn vì thiếu đường đáy thích đáng (adequate baseline) và không được tiếp tục theo dõi để thu thập các dữ kiện sau khi kế hoạch được đem ra áp dụng. Theo dõi những kế hoạch hiện có, sẽ thu thập được những hiểu biết quan trọng để cung cấp đầu vào (input) cho những dự án mới trong tương lai, vì nếu có nhiều dự án được đem ra áp dụng trong vùng châu thổ những tác động tích luỹ sẽ gia tăng. Nêu lên những điều trên không ám chỉ là hoàn toàn không có thâu thập dữ kiện; một số những nghiên cứu đã được thực hiện bởi nhiều cơ quan chức năng khác nhau của nhà cầm quyền và những viện nghiên cứu ở trong và ngoài vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long, nhưng thời gian theo dõi nghiên cứu thường quá ngắn, không đủ để thiết lâp được những chiều hướng rõ rệt về những hậu quả có thể xảy ra. Thâu thập các dữ kiện tuy có thể không ích lợi trong giai đoạn đầu tiên, nhưng rất hữu dụng về sau. Ngoài ra cần phải thâu thập những dữ kiện cho toàn thể lưu vực sông Cửu Long. Điều này đặc biệt quan trọng vì hiện nay còn thiếu những hiểu biết chính xác về những ảnh hưởng của những đập thuỷ điện hiện có và sắp xây trong tương lai ở Trung Quốc đối với môi trường của châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt Nam .
Cần phải có những thay đổi cơ bản trong cách trù tính và phát hoạ các đồ án, phải tránh xa cách tiếp cận mang tính “phòng thủ”, hiện rất phổ biến trong các dự án phát triển hạ tầng. Thay vì hoàn toàn
khống chế, phòng ngừa và loại bỏ, nhấn mạnh cần đặt lên kiểm soáttừng phần, cải thiện và một cách tổng quát, thích ứng với những điều kiện thiên nhiên của môi trường: Thay thế cách tiếp cận trị thuỷ hiện có (dựa vào những cấu trúc cơ học phòng châu thổ đồng bằng khỏi bị ngập lụt vì nước lụt tràn bờ) bằng chiến lược chuyển dòng chảy của khối nước tràn bờ và phòng chống lụt từng phần, sẽ đem lại lợi ích trong thời gian lâu dài. Về mặt này, chiến lược chống lụt ở những vùng trồng lúa 2 mùa (cho phép kéo dài thời gian cấy trồng nhưng không hoàn toàn loại hẵn nước lụt) tỏ ra thích đáng hơn cách trị thuỷ hiện nay (ngăn chặn hoàn toàn nước lũ tràn ngập vào các cánh đồng). Đê cần được thiết kế với nhiều lỗ hổng (tạm thời bít kính với đất hoặc đất trộn rôm), giúp cho nước lụt chảy tự do vào lúc cao điểm của mùa lụt và bồi lấp phù sa lên các cánh đồng, giúp duy trì phẫm chất của đất. Những đường di chuyển nước lụt và những vùng giữ nước có thể được thiết lập ở những vùng thấp
36
nhứt của châu thổ để, vào đầu mùa lụt, dẫn nước lụt vào những cánh đồng bao bọc bởi đê, thay vì để nước lụt chảy vào các sông rạch và kinh đào. Những đường vận chuyển nước lụt và các bồn chứa này có thể được dùng để tái tạo rừng tràm; điều này tạo thêm những lợi ích phụ trội, gia tăng thu hoạch/lợi tức của người dân địa phương, giúp đất PASS không trở thành đất phèn AASS nhờ vào mực nước ngầm cao, giữ được nước ngầm, và như thế làm tăng khối nước tồn trữ để sử dụng trong thời gian đầu mùa khô, làm giảm đi nhu cầu thu rút nước từ các con sông chánh. Cách tiếp cận này thích hợp hơn với triết lý cổ truyền là “sống chung với lụt” (Miller, 2000), giảm thiểu những tác động tiêu cực lên môi trường gắn liền với những thay đổi về thuỷ học và tính năng động của phù sa. Tuy nhiên, trong thực tế, do mật độ dân số rất cao và cách thức sử dụng đất đai, nên đây là một thách thức đáng kể nếu những đề nghị trên đây được đem ra áp dụng trong nhiều vùng của châu thổ.
Chọn lựa một cách tiếp cận “uyển chuyển” trong việc sử dụng môi trường lý sinh của châu thổ Cửu Long đòi hỏi sự đa dạng hoá những sinh hoạt kinh tế và rời bỏ thể chế đơn canh. Xu hướng bành trướng diện tích trồng lúa nhờ thuỷ lợi gây nhiều thiệt hại cho môi trường. Phát triển những hệ thống rừng- nông nghiệp và cá- rừng đước trong châu thổ có thể đem lại nhiều lợi ích cho môi trường trong những năm sắp tới. Hình thức đa dạng hoá này có rất nhiều lợi điểm như:
gỉảm phí tổn đầu vào, như thuốc diệt trừ sâu bọ
tạo ra được nhiều môi trường sống
giảm nguy cơ sản xuất suy sụp hay thất bại gây nên bởi những điều kiện về khí hậu, dịch, bệnh và những thay đổi về môi trường trong tương lai gây ra bởi lưu vực bị xáo trộn nhiều hơn và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sử dụng nhiều hơn những kinh nghiệm và kiến thức địa phương và nguồn giống bản địa, như các giống cây trồng và súc vật có lâu đời, trong tiến trình đa dạng hoá, sẽ làm giảm thêm những nguy cơ gắn liền với những hoàn cảnh bất lợi và biến đổi môi trường.
Hơn nữa, cách sử dụng đất đai của châu thổ Cửu Long cần được uyển chuyển hơn để thích hợp với
tính năng động cố hữu tự nhiên của môi trường châu thổ. Phần nào, muốn được như thế cần phải
chuyển trọng tâm các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng có tính cách tốn kém và vĩnh viễn sang tạm thời. Trong ngành trồng rừng đước, không nên dự trù trồng vĩnh viễn loại cây Rhizophora apicula, nhưng thực tế, phải xem đây là cách sử dụng tạm thời mặt đất thích hợp. Đương nhiên mặt đất lần lần được bồi lấp và sẽ trở nên quá cao cho R. apiculata , vì thế nên để cho lọai cây rừng khác được mọc lên, và nếu muốn thế phải trồng R. apiculata ít hơn và lẫn lộn với các giống cây thích hợp với nền đất cao hơn. Loại rừng hỗn hợp này tiếp tục đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho cộng đồng người dân địa phương, do cung cấp những nguồn vật liệu cổ truyền. Trong trường hợp lắng bùn, nạo vét kinh và ao nuôi tôm, những vấn đề kinh niên gặp phải phần lớn do ảnh hưởng phản hồi có tính tích luỹ của chính việc nạo vét kinh, thúc đẩy lắng đọng nhanh hơn. Khối đất vét lên có thể giảm đi nhiều, nếu vét kinh chỉ để cho ghe thuyền qua lại, và các vùng cạn và các dãy đất ngầm được để yên và các ao nuôi tôm được trồng thêm các dãy cây đước; những ao nuôi tôm cần được phát họa để khi bị lấp cạn có thể dùng trồng đước.
Vì môi trường châu thổ gần đây bị suy thoái và đơn giản hoá trên một phạm vi rộng lớn, nên hồi
phục và đa dạng hoá hệ sinh thái vùng châu thổ Cửu Long là điều cấp bách. Điều này không chỉ
thiết yếu để duy trì tính sinh học đa dạng của môi trường, nhưng đồng thời
làm giảm bớt những rủi ro thất thoát về nông, lâm và ngư nghiệp và sản xuất thuỷ sản, gây ra bởi những điều kiện khắc nghiệt và biến đổi của môi trường và
tái lập ở địa phương những nguồn tài nguyên quan trọng từng bị suy giảm do ảnh hưởng của những kế họach phát triển cơ sở hạ tầng gần đây.
37
người gây ra cho môi trường. Thông thường có nhận định chủ quan cho rằng phát triển hạ tầng không cần phải quan tâm đến môi trường vì đây là những bộ phận ít bị xáo trộn nhứt, điển hình với những lời phê bình sau đây trong phần đánh giá ảnh hưởng của dự án kiểm soát nguồn nước trong châu thổ lên môi trường:
“ Phạm vi nằm trong ảnh hưởng của dự án không bao gồm những nơi thiên nhiên và hệ thực vật và động vật duy nhất cần được bảo vệ. Vì thế những kế hoạch của dự án sẽ không gây ra bất cứ một ảnh hưởng tiêu cực nào trên hệ động, thực vật...”(NEDECO, 1994b, p. 36).
Tuy nhiên, hiện nay trong châu thổ đồng bằng Cửu Long, vẫn còn một số nhỏ hệ sinh thái chưa bị nhiễu loạn, cho nên những môi trường bị biến đổi do sử dụng của loài người, như đồng ruộng và kinh đào, có tiềm năng cung ứng thêm những môi trường sống quan trọng cho sinh vật trong vùng châu thổ. Những môi trường biến đổi có thể đóng vai trò của một hành lang sinh thái quan trọng nối liền những hệ sinh thái chưa bị xáo trộn và ở những nơi cách biệt xa xôi. Cơ cấu hạ tầng như những kinh đào cần được bố trí để làm gia tăng tính đa dạng của môi trường sống; như một kinh đào có những dãy đất ngẩm có cây cỏ và những chỗ trũng sâu có giá trị rất cao của một nơi sinh sống cho thuỷ sản hơn những kinh đào thẳng thớm với chỗ trũng hình chử nhựt, tạo nên bởi nạo vét thường xuyên. Thêm một lợi ích khác là làm giảm mực độ ô nhiễm của nguồn nước kinh rạch. Có những bằng chứng rõ rệt cho thấy các sông rạch có hình dạng không đồng nhứt rất quan trọng trong tiến trình đồng hoá tự nhiên những chất ô nhiễm trong sông (Petrozzi, 1998). Sử dụng đất đai cho nhiều mục đich khác biệt sẽ góp phần đáng kể trong việc tạo ra những môi trường sống đa dạng trong châu thổ và điều này có thể thực hiện được qua cách phát triển các hệ thống nông-lâm và ngư-lâm nghiệp. Trên mặt cơ sở, cần phải có những thay đổi cơ bản về quan niệm phát triển cơ sở hạ tầng để cân xứng với môi trường thiên nhiên, tuy nhiên các cơ cấu hạ tầng hiện có vẫn có thể được tiếp tục sử dụng với những tác động tiêu cực giảm bớt nhờ cải thiện về phát hoạ và quản lý. Thí dụ, biến đổi đơn giản về hình thể của mạng lưới kinh đào (như loại bỏ những chỗ cong gắt, quá nhiều kinh nhánh hoặc kinh cùn) có thể làm giảm rõ rệt bồi lắng và những vấn đề thuỷ học liên hệ; trong khi làm rộng ra những cống nước và những khoảng trống dọc theo đê sẽ giúp dòng nước lụt chảy thông suốt hơn vào các cánh đồng, nhờ thế cải thiện được nhiều vấn đề liên quan đến úng ngập và ngăn cản phù sa tràn bờ. Giải pháp cho sạt lở bờ kinh có thể dựa trên những kỹ thuật nạo vét, phát hoạ bờ kinh và giáo dục quần chúng cách thức sử dụng bờ kinh và trồng cây cỏ.
Sông và châu thổ là những bộ phận gắn liền từ lâu với cuộc sống con người. Nguồn tài nguyên phong phú của môi trường không những hỗ trợ sự sinh tồn của loài người, nhưng đã nuôi dưỡng và giúp phát triển xã hội và văn hoá từ thời xa xưa. Cùng lúc ấy, những sử dụng không thận trọng đã tạo ra những tác động tiêu cực đắt giá đối với môi trường cũng như trên bình diện xã hội và kinh tế, mà những kẽ kế thừa ngày nay (nhiều năm sau đợt xáo trộn đầu tiên của môi trường) phải gánh chịu. Châu thổ đồng bằng Cửu Long trải nghiệm những biến đổi gần đây, tuy nhiên khả năng chống đở của môi trường đối với sức ép, đang nhanh chóng tiến dần đến điểm bảo hoà. Những quyết định trong nhiều năm sắp đến, trên phương diện phát triển chiến lược châu thổ Cửu Long sẽ là bước ngoặt quan trọng quyết định vận mệnh của châu thổ đồng bằng Cửu Long: thêm một châu thổ vĩ đại khác bị hy sinh cho phát triển hay châu thổ đồng bằng Cửu Long sẽ tiếp tục ban phúc lợi, trong nhiều thế hệ sắp tới, cho cư dân trong vùng, nhờ tính chất phong phú tự nhiên.
38