2. Tổng kết và nhận định
2.2.3 Những ảnh hưởng trên các hệ sinh thá
Làm gián đoạn tiến trình phát triển tự nhiên của các môi trường lý sinh học, gây ra những thiệt hại về sinh thái học, vì những hệ sinh thái của châu thổ thường thường được phát triển do sự chiếm giữ, nhờ cơ hội thuận tiện, những nơi sống thích hợp; những nơi này được tạo ra nhờ sự xuất hiện, phát triển và khuất dạng của nhiều môi trường khác nhau trong suốt quá trình phát triển của châu thổ. Những ảnh hưởng phản hồi thường rất quan trọng trong sự tiến hoá của hệ sinh thái trong châu thổ. Phản hồi dương tính hay tích luỹ đóng vai trò chủ yếu cho sự thành lập sơ khởi và kế tiếp bảo đảm sự bền vững của một hệ sinh thái trong một môi trường lý học có tính năng động cố hữu. Thí dụ, loại đước
Avicennia alba, mọc trên những bải đất phẳng ở ven biển của châu thổ, làm tròn chức vụ chống sạt bờ và chống thành lập đất phèn AASS, từ đó tạo ra những điều kiện thích hợp để các loaị đước khác tiếp tục mọc lên. Mặt khác, ảnh hưởng phản hồi tiêu cực có thể tạo ra những điều kiện không thích hợp và đương nhiên làm dời chổ những hệ sinh thái sẵn có, thí dụ những đầm lầy được bao phủ bởi nhiều lớp than bùn, sau một thời gian lâu dài mặt bằng trở nên cao hơn mức thích hợp cho loài đước. Thêm một khái niệm quan trọng khác để hiểu rõ bản chất của hệ sinh thái của châu thổ là ý niệm về
đặc tính nối tiếp liên tục. Khi những môi trường lý học của châu thổ phát triển, những hệ sinh thái cũng thay đổi cùng lúc và theo một con đường tương đối có thể đoán trước. Một cách tổng quát, hình dạng nối tiếp của hệ sinh thái được hướng dẫn bởi sự gia tăng dần dần chiều cao của mặt đất và đồng thời sự giảm sụt của độ mặn. Điều này được thấy rõ trong dạng nối tiếp kiểu mẫu nhận thấy với sự bôi lắng chất trầm tích dọc theo bờ biển của châu thổ Cửu Long, từ những bải bồi trơ trọi, đến mặt tiền/ thấp hơn/giữa/ những vùng đước ở trên, đến nước lợ và những vùng đất thấp có nước ngọt (đoạn 1.3.2.5).
29
“dạng sinh thái nối tiếp” và mức độ ổn định của hệ sinh thái. Cần nhắc lại ở đây, trên phần lớn diện tích của châu thổ Cửu Long, dạng sinh thái nốitiếp đã bị gây xáo trộn ngay trước khi những kế hoạch phát triển các cơ cấu hạ tầng được đem ra áp dụng. Tuy nhiên, chưa bao giờ trong lịch sử loài người sử dụng vùng đồng bằng châu thổ, hệ sinh thái bị xáo trộn và biến đổi với tốc độ nhanh chóng như hiện nay.
Mô hình nối tiếp của hệ sinh thái trong vùng ven biển của châu thổ Cửu Long bị thiệt hại một cách rộng rãi và trầm trọng nhứt bởi những chương trình phát triển các cơ sở hạ tầng. Vùng ven biển là một nơi đặc biệt trong châu thổ mà địa hình được phát triển nhanh nhất và cũng là nơi mà tiến trình nối tiếp rất sinh động. Thay thế hệ sinh thái nguyên thuỷ gồm những dãy sinh thực vật song song với bờ biển bằng những chỗ vằn vện chạm trổ, tạo nên bởi nhiều cách sử dụng đất đai cho nhiều mục đích khác nhau, như ao nuôi tôm, đồng lúa, đồn điền đước và những hệ sinh thái thiên nhiên còn sót lại, cùng với sự huỷ hoại chiều cao của nền đất và dốc độ mặn, làm cho tính nối tiếp của hệ sinh thái khó được duy trì. Cùng với những ảnh hưởng của sự phá vỡ môi trường ra thành từng mảnh, những cách sử dụng đất đai hiện nay ở vùng ven biển, đương nhiên sẽ làm suy thoái những hệ sinh thái thiên nhiên hiện còn sót lại. Hơn nữa, thay đổi về mặt cấu trúc (các cửa kinh mở ra biển, bờ đất vòng quanh ao) tạo ra những điều kiện khó khăn cho hạt đước bám đất, nảy chồi trên các bải bồi dọc theo bờ biển. Vì tính cách quan trọng của phản hồi tích luỹ của đợt đước mọc đầu tiên trên các bải bồi đối với sự phát triển về sau của các loài đước khác, nên có nguy cơ là hệ sinh thái nối tiếp thiên nhiên sẽ không thể hình thành trên những bải bồi mới thành lập. Một cách tự nhiên, trước hết, những khó khăn ban đầu khiến các cây đước không mọc được trên các bải bồi có thể khiến những dãy đất thấp dọc bờ biển không thành hình vì thiếu sự hiện diện của những cây đước giúp ổn định các dãy đất, và như thế những vùng đất thích hợp cho sự thành lập rừng đước bị giảm đi.
Tính chất ổn định của hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về tiến độ phát triển của môi trường lý sinh học. Phát triển toàn diện của những hệ sinh thái, đánh dấu bằng tính đa dạng cao và tính chất ổn định, không thể đạt được nếu có sự gia tăng những biến đổi cơ bản của môi trường; trong những trường hợp đó, chỉ những loài sinh vật có khả năng thích ứng cao nhứt tồn tại và điều này tạo ra một hệ sinh thái nghèo nàn, bất ổn. Trên bình diện này, những ảnh hưởng này tương tự với những ảnh hưởng của sư gia tăng tính biến đổi về những điều kiện của môi trường (đoạn 2.1.2) Nhưng trên mặt khác, nhịp độ biến đổi của một trường nếu bị trì trệ cũng tạo nên những bất ổn sinh thái, thí dụ, nếu những hệ sinh thái tùy thuộc vào thay đổi để có “đầu vào” của năng lượng (chất dinh dưỡng đem đến nhờ khối trầm tích tươi mới), hay trong việc điều hoà tiến trình làm giảm độc môi trường (ngăn ngừa đất PASS bị oxid hoá nhờ bồi lấp liên tục).