Phá vỡ khuynh hướng phát triển tự nhiên của môi trường lý sinh học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐỀ TÀI: "Ảnh hưởng tiêu cực của phát triển cơ sở hạ tầng: Đập đê, đào kinh, xây đập thủy lợi lên môi trường châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, Viiệtt Nam" pot (Trang 27 - 29)

2. Tổng kết và nhận định

2.2.1 Phá vỡ khuynh hướng phát triển tự nhiên của môi trường lý sinh học

Do chức năng cố hữu của châu thổ đồng ằng Cửu Long là những bồn chứa chất trầm tích và mức độ nhanh chóng của tiến trình cấu tạo địa hình, tạo nên bởi lưu lượng cao của dòng sông và khối trầm tích được vận chuyển cùng lúc, châu thổ đồng bằng Cửu Long là một hệ thống gồm những môi trường lý sinh rất năng động. Nói như thế để chúng ta hiểu rằng châu thổ ở trong trạng thái phát triển liên tục. Sự thay đổi này hiện rỏ trên nhiều bình diện không gian khác nhau, thí dụ, một dãy đất ngầm lớn dần ở giữa dòng sông và di chuyển xuống hạ nguồn do dòng sông dời chỗ ở những đoạn sông uốn khúc hay bởi một trận lụt lớn, là một phần của tiến trình làm lớn rộng của châu thổ. Những

27

chiều hướng trong tiến trình phát triển địa hình có thể từ từ, theo chu kỳ hay từng giai đoạn và như thế có sự gắn liền giữa không gian và thời gian tính của sự phát triển; những dạng địa hình nhỏ như sự phát triển của các dãy đất ngầm được tiến hành trong thời gian ngắn, trong khi dòng sông là một phát triển ở môt phạm vi to lớn hơn và cả hệ thống châu thổ xảy ra trong một khoảng thời gian lâu dài hơn. Những tương quan tương tự có thể được nhận thấy trong môi trường sinh học; thí dụ, thời gian cần để hệ sinh thái của một khu rừng thành hình rất lâu dài so với thời gian cần thiết cho từng cây trong khu rừng.

Phát triển các cơ sở hạ tầng trong châu thổ đồng bằng Cửu Long đã phá vỡ những khuynh hướng phát triển tự nhiên của hệ lý sinh học do những thay đổi về tốc độ và phương hướng của sự tiến triển hoặc trong nhiều trường hợp do ngăn chận hoàn toàn tiến trình phát triển.

Những cấu trúc có tính chất” rút ruột môi trường” như đào kinh, đào ao nuôi tôm trên bề mặt của châu thổ có thể được xem như tạm thời làm đảo ngược tiến trình thiên nhiên, vì đào vét là một tác động trái ngược với khuynh hướng tự nhiên, làm cho mặt đất châu thổ ngày cao hơn, nhờ bồi lấp của phù sa từ ” nước lũ ngập tràn bờ” và thuỷ triều. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chiều hướng của khuynh hướng tự nhiên vẫn không thay đổi: bồi lấp. Điều này giải thích vì sao lắng bùn nhanh chóng là một vấn đề dai dẳng liên tục trong việc bảo quản ao hồ kinh rạch, vì hệ châu thổ đáp ứng bắng cách gia tăng tại chổ, tốc độ lắng đọng của chất trầm tích, nhằm duy trì mức độ nguyên thuỷ của tiến trình phát triển châu thổ đồng bằng.

Bờ biển sẽ bị sạt lở vì khối lượng phù sa và nước chảy ra biển tiếp tục giảm dần do những kế họach kiểm soát và phân phối nguồn nước, là một thí dụ về những hậu quả gây ra bởi những tác động của chính con người làm đảo ngược tiến trình phát triển tự nhiên của châu thổ. Gia tăng con số các sông rạch, kinh đào và độ mặn của châu thổ đồng bằng (do nước biển ngày càng lấn sâu vào nội địa); đây là những sự kiện đi ngược lại khuynh hướng thiên nhiên làm ngọt hoá dần dầnchâu thổ, qua thời gian, vì thế sẽ dẫn đến tình trạng bờ biển dần dần thụt lùi. Điều này làm sáng tỏ khái niệm: gây ra một thay đổi về khuynh hướng tiến triển sẽ tạo nên những thay đổi trong sự phát triển của các vùng khác trong châu thổ đồng bằng.

Ngăn ngừa lũ lụt bồi lấp bởi những đê trị thuỷ và huỷ diệt rừng tràm rừng đước (có khả năng tích luỹ than bùn và chất trầm tích) thật sự đã chấm dứt khuynh hướng bồi lấp tự nhiên, làm cao thêm mặt đất của đồng bằng. Ở những phần đất thấp của châu thổ, bồi lấp là một tiến trình quan trọng để thành lập lớp trầm tích che phủ đất phèn, đất mặn và biến môi trường nước mặn trở thành môi trường nước ngọt. Nếu không có cơ chế cải thiện thiên nhiên nói trên, sẽ ít có hy vọng, trong tương lai châu thổ đồng bằng Cửu Long tránh được những vấn đề về môi trường và kinh tế liên quan đến đất mặn, đất phèn.

Tưởng cũng nên biết, gián đoạn các tiến trình tự nhiên (do các kế hoạch của một địa phương) gây ra những hậu quả thường lan tràn đến toàn thể châu thổ vì trước tiên, cùng lúc có nhiều kế hoạch phát triển khác nhau trong hệ thống châu thổ; kế đến do sự liên kết giữa những phát triển địa hình có tầm vốc nhỏ của những tiểu môi trường và tiến trình phát triển rộng lớn của toàn vùng châu thổ. Vì thế, những dãy đất ngầm tạo ra ở đoạn các kinh đào giáp với sông chánh sẽ làm giảm tốc độ chuyên chở chất trầm tích ra cửa biển, và nếu số lượng kinh đào ngày càng nhiều, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến đặc tính lấn ra biển và sự bành trướng của châu thổ. Những ảnh hưởng có tầm vốc qui mô thường rất chậm chạp nên ít được thấy rỏ (vì cần có thời gian để những hậu quả lan rộng khắp toàn châu thổ) hay do “ảnh hưởng ngưởng” (threshold effect) thích ứng của môi trường (những xáo trộn cần phải đến mức độ bảo hoà trước khi phản ứng xảy ra). Trở lại thí dụ nói trên, ảnh hưởng của sự thành lập những dãy đất ngầm trong các dòng sông sẽ không được nhận ra ở mặt trước của châu thổ (vùng ven biển) trong nhiều năm hay nhiều thập niên sau khi có các kinh đào.

28

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐỀ TÀI: "Ảnh hưởng tiêu cực của phát triển cơ sở hạ tầng: Đập đê, đào kinh, xây đập thủy lợi lên môi trường châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, Viiệtt Nam" pot (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)