Một môi trường mệt mỏi phải đối mặt với những biến đổi trong tương la

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐỀ TÀI: "Ảnh hưởng tiêu cực của phát triển cơ sở hạ tầng: Đập đê, đào kinh, xây đập thủy lợi lên môi trường châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, Viiệtt Nam" pot (Trang 33 - 36)

2. Tổng kết và nhận định

2.4.4 Một môi trường mệt mỏi phải đối mặt với những biến đổi trong tương la

Mối quan tâm liên quan đến những ảnh hưởng lên châu thổ đồng Cửu Long gây nên bởi những biến đổi có tầm vóc lớn lao trong tương lai là khả năng suy kém của môi trường lý sinh để đáp ứng trước những biến đồi trong tương lai. Sự phân mảnh của những môi trường lý sinh trong vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long đã tạo ra những chướng ngại cho sự biến đổi tự do của môi trường trong phạm vi được phân phối; đặc tính biến đổi tự do này từng giúp các môi trường thích ứng với những thay đổi trong suốt lịch sử cấu tạo địa chất. Trên phương diện sinh học, điều này đồng nghĩa với suy giảm những vùng di trú sẵn có. Thí dụ, đắp nhiều đê và đào nhiều kinh xung quanh vùng đước (thiên nhiên hay được trồng) sẽ ngăn cản các cây đước di trú vào phía trong đất liền trong điều kiện mặt nước biển dâng cao và như thế các cây đước sẽ chết tại chổ trừ khi mặt đất có đủ độ cao thích hợp nhờ phù sa bồi đấp nhanh chóng (Hình 8c). Trong trường hợp không có những cấu trúc ngăn cản (ao, đê), những vùng đất nằm phía sau dãy đước là những vùng di trú trong trường hợp mực nước biển dâng cao (Hình 8b). Phân mảnh cũng làm gia tăng sức ép lên môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để tập hợp những tác động tiêu cực trong những vùng xung quanh và giới hạn sinh sản, bồi dưỡng và cộng sinh của một số sinh vật. Những biển đổi về môi trường trong tương lai sẽ làm gia tăng cường độ của sức ép đặt lên hệ sinh thái, khiến sự sụp đổ của hệ sinh thái có thể trở thành sự thật.

Đơn giản hoá là một yếu tố khác góp phần làm giảm khả năng thích ứng của môi trường trước những biến đổi trong tương lai. Khi hệ sinh thái thiên nhiên hay truyền thống nông nghiệp bị biến đổi bởi con người, thành phần các loại sinh vật và tuổi tác/cấu trúc vật lý của hệ sinh thái trở nên đơn giản. Những kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng gần đây ở vùng châu thổ Cửu Long đã thúc đẩy mạnh mẽ chiều hướng đơn giản hoá môi trường, bằng cách trực tiếp thay thế những tầng sinh thái phức tạp bằng những hình thức đơn canh đồng nhứt (trồng lúa thuỷ lợi, đồn điền đước, nuôi tôm thâm canh) hay gián tiếp qua sự huỷ hoại những hệ sinh thái thiên nhiên. Tính thích ứng của các loại đơn canh đối với những thay đổi của môi trường bị suy giảm vì khả nẳng hồi phục tập thể đối với những thiên tai như thời tiết, dịch, bệnh và khai thác của con người, trở nên suy yếu. Thực thế, những dấu hiệu ban đầu cho thấy sự suy giảm về khả năng hồi phục của hệ sinh thái đã hiện rõ trong vùng châu thổ, thí dụ như những đồn điền cây đước bị hư hại rất nhiều vì các bệnh dịch (đoạn 1.3.2.5).

Những đe dọa đối với sự sinh tồn của môi trường trước những thay đổi trong tương lai còn có thể đến từ những ảnh hưởng chồng chất gây ra bởi sinh hoạt của con người, như gia tăng ô nhiễm bởi hoá chất nông nghiệp dùng để bón phân các vùng trồng lúa thuỷ lợi, nước phế thải không xử lý từ

33

các ao nuôi tôm, hoặc khai thác quá đáng của người dân địa phương. Những hệ sinh thái mệt mỏi dễ bị hư hỏng hay sụp đổ trước những biến đổi bất lợi. Thí dụ, rừng đước suy thoái sẽ không thể sản xuất đủ khối sinh học cần thiết để chất hữu cơ được tích luỹ trên mặt đất, và như thế mất khả năng duy trì nơi trú ngụ trong trường hợp mực nước biển dâng cao.

Hiện tượng suy thoái khả năng đương đầu với những thay đổi trong tương lai không chỉ giới hạn trong lãnh vực sinh học. Những tiến trình về địa-hình, địa-hoá cũng bị thay đổi một cách rộng rãi dưới ảnh hưởng của những kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng hiện nay trong châu thổ đồng bằng Cửu Long, khiến cho mức chịu đựng của môi trường lý học bị hạ thấp. Nói một cách khác, trước một thay đổi mới nào đó, môi trường trên phương diện lý tính, sẽ phản ứng với một biên độ rộng lớn hơn so với những biến đổi trước kia. Trở lại viễn tượng của mực nước biển dâng cao trong tương lai, liệu châu thổ đồng bằng có đủ sức chịu đựng trước biến đổi khí hậu toàn cầu trong khi khả năng đáp ứng của châu thổ đã bị suy thoái do những ảnh hưởng tích luỹ (gây ra bởi những biến đổi do loài người tạo ra và tràn đầy trên nhiều vùng của châu thổ và lưu vực sông Cửu Long), gồm:

 diện tích những khu rừng đước khoẻ mạnh bị giảm sút kéo theo suy giảm khối lượng chất hữu cơ tích tụ và khả năng nâng cao mặt đất của các chất liệu.

 gia tăng thông nối và mật độ của mạng kinh tháo nước trên toàn vùng châu thổ khiến nước mặn xâm nhập dễ dàng hơn và làm tăng viễn cảnh đồng bằng châu thổ bị chìm ngập

 giảm khối lượng phù sa vận chuyển ra biển, và từ đó, làm cho bờ biển thụt lùi; điều này gây nên do độ chảy yếu của dòng nước, phù sa bị giữ lại trong các kinh đào, chuyển hướng di chuyển phù sa đến vùng ven biển khác và gia tăng hút cát trong lòng sông v.v...

 giảm nhiều mức độ và phạm vi được phù sa bồi lấp (nhờ nước ngập tràn bờ), do ảnh hưởng của những dự án đắp đê trị thuỷ

 Giảm diện tích và những hệ sinh thái “nước ngọt dồi dào than bùn”, như rừng tràm ở các đầm lầy nằm sâu giữa châu thổ.

Trong bối cảnh khắc nghiệt nhứt, ảnh hưởng của chuyển dòng chảy và vận chuyển phù sa từ những dòng sông chánh của châu thổ, như những kế hoạch qui mô chuyển dòng chảy ra vịnh Thái Lan và/ hay sông Vàm Cỏ Tây, có thể làm cho hệ châu thổ không còn khả năng tự điều chỉnh trước những tác động của những thay đổi mới trong tương lai, xuất phát từ lưu vực thượng nguồn, cũng như mực nước biển dâng cao; như thế khiến cho mặt trước của châu thổ sẽ biến mất. Dưới nhiều mặt khác nhau, những vấn đề suy sụp hiện nay ở châu thổ đồng bằng sông Mississipi( Hình 9), một tiến trình gây nên bởi những xáo trộn do loài người gây ra đối với dòng chảy của sông Mississipi, khối phù sa cung cấp, và mực nước biển dâng cao nhanh chóng (châu thổ lún sụp tự nhiên), rất tương tự với bối cảnh của châu thổ Cửu Long được giả thuyết trong tương lai. Mức độ thiệt hại to lớn về môi trường và trên mặt xã hội-kinh tế của châu thổ đồng bằng Mississipi (khu vực với diện tích 4000km2

vĩnh viễn chìm dưới nước) nếu được lập lại ở châu thổ đồng bằng Cửu Long sẽ là một quốc nạn của Việt Nam .

Ảnh hưởng chồng chất của những kế hoạch phát triển có tầm vóc qui mô trong tương lai và khai thác triệt để nguồn tài nguyên của châu thổ, có thể đe doạ đến sự sống còn của chính các kế hoạch phát triển hạ tầng hiện thời. Mực nước biển dâng cao sẽ làm cho một số những thay đổi của châu thổ Mississipi trong châu thổ đồng bằng từ 1956 đế 1978 chương trình dẫn thuỷ hiện nay ở vùng ven biển không thể hoạt động, nếu những điểm thu rút nước ngọt dọc theo sông chánh, bị ảnh hưởng bởi nước mặn xâm nhập. Các cửa đập thuỷ lợi ngăn nước mặn trở nên vô dụng, vì muối từ dưới mặt đất ngấm lên theo hiện tượng mao quản thấm thấu (do mặt nước ngầm dâng cao) và mực nước trong kinh dâng cao.

34

Hình 9.Khu vực đồng bằng của một thuỳ rất năng động của châu thổ Mississipi bị ngập chìm vĩnh viễn; sự kiện này gây ra bởi những thay đổi về mô hình lắng đọng; những thay đổi này là kết quả của

xây dựng những cấu trúc cơ học từ đầu thế kỷ 20. Những công trình này, nhằm che chở châu thổ khỏi lũ lụt vả duy trì thuỷ trình giúp tàu bè qua lại, thật sự đã loại bỏ hoàn toàn nguồn chất trầm tích

cung cấp cho châu thổ, tước đoạt khả năng của châu thổ, nhờ phù sa bồi lấp, đối đầu với hiện tượng lún sụp tự nhiên. Và hậu quả là khuynh hướng bánh trướng tự nhiên của châu thổ bị đảo ngược, và

trở nên dễ tổn thương trước sư dâng cao của mực nước biển.

Nước lụt tràn qua các đê trị thuỷ sẽ trở nên thường xuyên hơn, vì mực nước sông dâng cao theo độ cao của mặt biển và những thay đổi ở vùng thượng lưu làm biến đổi độ chảy của dòng sông. Ấy là chưa kể, đê có thể bị vỡ vì bờ sông bị sạt lở hay dòng sông chuyển hướng đột ngột vì cạn dần và có nhiều dãy đất ngầm/cồn non.

Vì thế sẽ cần nhiều ngân khoản để xây thêm các cấu trúc phụ thuộc, vì những cơ sở hạ tầng hiện có cần được nâng cấp để đối phó với những thay đổi mới về môi trường.

Chuyện nâng cấp là một hậu quả đương nhiên do tinh thần”phòng thủ” trong phát triển, nơi đó sinh hoạt của con người được“che chở” trước những nguy cơ nhờ kiểm soát/ khống chế môi trường thiên nhiên (Miller, 2000), và cứ thế vĩnh viễn lệ thuộc vào những thiết kế mới để ứng phó với những biến đổi mới. Lẽ đương nhiên, những phát triền nặng tính “phòng thủ” này sẽ dẫn đến những tác động khác lên môi trường trong những năm sắp tới. Tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây là những bối cảnh trình bày ở đây có tính dự đoán với nhiều biến số rất cao xung quanh những tác động thật sự của các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, cùng những động lực từ bên ngoài có khả năng gây biến đổi môi trường. Tuy nhiên, nêu lên những điều trên với hy vọng tạo ra một nền tảng thân trọng đối với những kế hoạch phát triển cơ cấu hạ tầng khác trong tương lai ở châu thổ đồng bằng Cửu Long, nhằm tránh được những thảm hoạ bất cập có thể xảy ra trong tương lai trên bình diện môi trường, xã hội và kinh tế.

3. Kết luận

3.1 Tóm tắt

Trong nhiều thập niên vừa qua, châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt Nam đã biến đổi với tốc độc nhanh chóng chưa từng thấy, gây ra bởi những kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng. Mặc dù những kế hoạch này góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế của châu thổ và toàn xứ, nhưng cũng là mầm móng của nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường thiên nhiên của châu thổ. Rất nhiều tác động bắt nguồn từ sự thất bại trong nhận thức châu thổ đồng bằng Cửu Long là một hệ thống lý sinh học rất năng động và chủ tâm phát triển kinh tế nhanh chóng để xuất khẩu lấy ngoại tệ. Xa hơn nữa,

35

những tác động tiêu cực lên môi trường làm leo thang những mâu thuẫn và hiềm khích trên mặt xã hội và kinh tế, dưới dạng: nghèo thêm, do những tác động không có tính đồng đều lên người dân địa phương, lớp người nghèo; và làm giảm khả năng tự tồn của xã hội, vì nguồn nguyên liệu cố hữu quan trọng bị mất đi và thay thế vào đó là một môi trường được điều chỉnh để thích ứng với những chương trình nuôi trồng thâm canh tốn kém. Tuy những tác động nguy hại đến môi trường, gây ra bởi những kế hoạch phát triển hạ tầng, hiện rõ sau môt thời gian ngắn, nhưng (một cách khẳng định) châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt Nam đang ngủ yên bên cạnh quả “ bom chậm nổ” tạo nên bởi những tác động có những ảnh hưởng tích luỹ, rất tác hại về lâu về dài và không lường trước được. Có một nguy hiểm thật sự là sức ép khổng lồ đè nặng lên các môi trường lý sinh hiện nay, khiến cho châu thổ không còn đủ khả năng để chống đở trước những biến đổi về môi trường trong tương lai, gây nên bởi những kế hoạch phát triển ráo riết trong châu thổ và ở lưu vực thượng nguồn hoặc từ những biến đổi của khí hậu toàn cầu và nước biển dâng cao. Vì các kế hoạch phát triển vùng châu thổ có phạm vi rông lớn, nên giờ đây đã quá trể để làm đảo ngược “chiều hướng huỷ hoại môi trường”. Tuy nhiên, dựa trên phần biện luận của bài biên khảo này, một vài đề nghị được đề ra, với ý định dẫn dắt những kế hoạch phát triển các cơ cấu hạ tầng hiện nay ra khỏi con đường huỷ hoại môi trường, gây nhiều tổn hại trên mặt xã hội và kinh tế.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐỀ TÀI: "Ảnh hưởng tiêu cực của phát triển cơ sở hạ tầng: Đập đê, đào kinh, xây đập thủy lợi lên môi trường châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, Viiệtt Nam" pot (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)