2. Tổng kết và nhận định
2.4.3 Thay đổi trong tương lai về mặt xả hội-kinh tế và những ảnh hưởng lên môi trường
sống dời vào phía trong đất liền; c. môi trường sống biến mất do di trú bị ngăn cản.
2.4.3 Thay đổi trong tương lai về mặt xả hội-kinh tế và những ảnh hưởng lên môi trường trường
Sự phát triển nền kinh tế hợp nhứt trong khu vực lưu vực sông Cửu Long còn đang ở trong thời kỳ ban đầu. Như thế, rất hợp lý để nghĩ là trong tương lai, những kế hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng không chỉ tiếp tục mà còn gia tăng. Trong châu thổ đồng bằng Cửu Long, khuynh hướng ráo riết gia tăng sử dụng đất đai:
trồng lúa một mùa kém năng xuất được thay thế bằng trồng lúa nhiều vụ mỗi năm nhờ kế hoạch thuỷ lợi
hoặc nuôi tôm quảng canh theo mùa và thâm canh suốt năm sẽ được tiếp tục tạo thêm nhiều biến đổi về tính lý sinh học của môi trường.
32
Gia tăng dân số nhanh chóng cùng khuynh hướng đô thị hóa, kỹ nghệ hóa trong khu vực sẽ tạo thêm nhiều sức ép mới lên môi trường châu thổ: kích động phát triển một hệ thống hạ tầng mới trong khu vực trước kia là nông thôn. Thí dụ, nhu cầu về hệ thống hạ tầng cung cấp nước sinh hoạt và giao thông chuyên chở đường bộ sẽ gia tăng, vì sự tuỳ thuộc của khu vực vào hàng xuất nhập sẽ gia tăng. Nhu cầu vật liệu xây cất như cát sẽ gia tăng, và vât liệu này có thể được lấy từ lòng sông. Lấy cát ở sông sẽ làm thay đổi thêm những động tính tự nhiên của phù sa trong châu thổ. Đắp đê dọc theo bờ sông sẽ trở thành một sự kiện thông thường hơn khi vùng đô thị được trải rộng ra; những biến đổi nêu trên về cấu trúc của các sông gây ra những hâu quả không lường đối với động tính của phù sa và tính ổn dịnh của dòng nước.
Sự bất quân bình giữa dân số gia tăng và đời sống kinh tế, nơi ăn chốn ở, sẽ làm trầm trọng thêm những tác động sẵn có lên môi trường.Thật thế, những vấn đề này đã trở nên hiển nhiên trên toàn vùng châu thổ, như nước thải dơ bẩn của các hộ gia cư được xả tự nhiên xuống các đường nước sông rạch, những chất thải rắn không tự hoại được tích luỹ trên mặt đất và trong sông. Gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng trong xã hội, khoảng cách khác biệt quá xa giữa kẻ giàu và người nghèo, do dành dựt nguồn tài nguyên, dễ gây thêm nhiều tác động tiêu cực khác lên môi trường: gia tăng số người cất nhà trái phép dọc các bờ kinh, điều này đương nhiên làm dòng nước thêm ô nhiễm và kinh rạch cạn nhanh hơn (do dòng nước chảy chậm lại dọc theo các nơi có nhà ở hai bên bờ kinh).