Những vấn đề về môi trường trong châu thổ đồng bằng Cửu Long 1 Gián đoạn các nguồn chất liệu, bồn chứa và đường vận chuyển

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐỀ TÀI: "Ảnh hưởng tiêu cực của phát triển cơ sở hạ tầng: Đập đê, đào kinh, xây đập thủy lợi lên môi trường châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, Viiệtt Nam" pot (Trang 25 - 26)

2. Tổng kết và nhận định

2.1Những vấn đề về môi trường trong châu thổ đồng bằng Cửu Long 1 Gián đoạn các nguồn chất liệu, bồn chứa và đường vận chuyển

2.1.1 Gián đoạn các nguồn chất liệu, bồn chứa và đường vận chuyển

Phát triển cơ sở hạ tầng, để gia tăng sản xuất nông nghiệp tạo ra một số vấn đề về môi trường trong châu thổ; đây là hậu quả của những lỗi lầm, không nhận ra châu thổ đồng bằng Cửu Long là một hệ thống các môi trường. Ở một phạm vi rộng lớn hơn, châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt Nam là một bộ phận của toàn bộ lưu vực song Cửu Long.

Trong khung cảnh này, châu thổ đồng bằng Cửu Long vừa là một bồn chứa và một vùng chuyển tiếp để vận chuyển các chất liệu từ lưu vực thượng nguồn xuống hạ nguồn. Trong phạm vi châu thổ, những môi trường với lý sinh tính khác nhau, là thành phần của một mạng lưới gồm những nguồn chất liệu và bồn chứa tạm thời của các chất như trầm tích, nước, than và lưu huỳnh, được nối liền nhau bằng nhiều đường vận chuyển: những đầm lầy ở vùng cách xa các sông chánh có chức năng như những nơi tồn trữ tạm thời khối nước lũ chảy từ lưu vực thượng nguồn ra biển; trong thời gian tồn trữ, hầu hết khối lượng chất trầm tích được lắng đọng và các đầm lầy là những bồn chứa chất trầm tích. Lớp đất phèn ASS của đầm lầy tương trưng cho những bồn chứa hoá chất lưu huỳnh mang đến từ nước biển, trong giai đoạn sơ khởi của tiến trình hình thành châu thổ.

Những biến đổi của môi trường thiên nhiên gây ra bởi các kế hoạch phát triển các cơ cấu hạ tầng đã làm thay đổi tư thế(!) của “nguồn chất liệu và bồn chứa” trong châu thổ. Trở lại trường hợp chất trầm tích bồi lấp các đầm lầy do “nước ngập lụt tràn bờ”, những đê chống lụt làm giảm khối lượng trầm

25

tích tồn trữ trong các đầm. Trên một bình diện rộng lớn hơn, kinh đào thay thế những bồn chứa

thiên nhiên của châu thổ đồng bằng, nhưng không đảm trách được chức năng của châu thổ: trong

điều kiện thiên nhiên chất trầm tích được phân phối trải đều trên một diện tích rộng lớn của châu thổ đồng bằng, nhưng sau khi các đê được xây, chất trầm tích bị giữ lại ở đáy của lòng kinh và làm kinh rạch cạn dần, rất tốn kém để bảo quản. Trường hợp hoá chất lưu huỳnh tích trữ trong đất phèn ASS của các đầm lầy, thoát nước làm khô các đầm lầy biến đổi những bồn chứa trở thành những nguồn chánh của lưu huỳnh và được phóng thích trở lại vào hệ thống châu thổ dưới dạng acid sulphuric. pH của môi trường giảm theo, làm phóng thích aluminium, sắt và các hóa tố khác từ các bồn chứa vào đất; trong khi làm khô lớp than bùn trên mặt đất sẽ làm đảo ngược chức phận thiên nhiên của đầm lầy từ những bồn chứa trở thànhnhững nguồn carbon (than). Thêm vào đó, các

chất ô nhiễm ngày càng nhiều trong môi trường của châu thổ được xem như mộtnguồn “đầu vào”

mớitrong hệ thống các môi trường của châu thổ, gây nên bởi những kế hoạch phát triển cơ cấu hạ tầng.

Vận chuyển chất liệu trong châu thổ bị gián đoạn vì các đường vận chuyển bị thay đổi, một hậu quả của biến đổi môi trường. Những thay đổi này, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những môi trường nằm ở phần dưới của trục vận chuyển, vì châu thổ là một hệ thống năng động: điều này có nghĩa là đặc tính lý sinh học của những môi trường nằm trong châu thổ được duy trì nhờ những dòng chất liệu, liên tục chảy xuyên qua. Vì thế những hậu quả gây ra bởi những thay đổi ở phần trên của châu thổ, sẽ lan tràn xuống phần dưới, và những thay đổi trong các con sông chánh sẽ lan truyền, theo trục vận chuyển chất liệu, đến những vùng rất xa và sâu của đồng bằng, ảnh hưởng đến các đầm lầy. Chuyển dòng nước vào mùa khô từ các sông chánh vào các kinh đào của các kế hoạch thuỷ lợi có thể là một thí dụ điển hình, với kết quả làm giảm khối lượng nước trong sông và làm gia tăng phạm vi và thời gian nước mặn xâm nhập ở hạ nguồn và tiếp theo là phản ứng trên mặt địa hình, với bờ biển có thể thụt lùi, do khối phù sa đổ ra biển bị giảm sút.

Trong một số trường hợp, nhiều biện pháp đã được đem ra áp dụng nhằm giảm thiểu những thay đổi đường vận chuyển chất liệu. Tuy nhiên, rất ít khi, những kết quả trong điều kiện thiên nhiên được tái tạo. Thí dụ, gia tăng chiều dài và tính phức tạp về địa hình của đường vận chuyển (bằng hệ thống kinh đào) và giảm thiểu thời gian ngập lụt trên châu thổ, khiến cho kế hoạch chống úng nước kém phần hiệu quả so với quá trình ngập lụt tự nhiên, phân phối đồng đều chất trầm tích từ các đường nước chánh lên đồng bằng châu thổ (xem đoạn 1.2.2.3)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐỀ TÀI: "Ảnh hưởng tiêu cực của phát triển cơ sở hạ tầng: Đập đê, đào kinh, xây đập thủy lợi lên môi trường châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, Viiệtt Nam" pot (Trang 25 - 26)