đến đồng và thuật luyện kim; nghề trồng lúa nước phổ biến.
các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh. Đồng Nai. - GV sử dụng bản đồ xác định các địa bàn trên.
- GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu các nhóm đọc SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi theo nhóm: + Nhóm 1: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên?
+ Nhóm 2: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Sa Huỳnh?
+ Nhóm 3: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Đồng Nai?
- Các nhóm HS thảo luận, cử một đại diện viết ra giấy nháp ý kiến trả lời của cả nhóm, sau đó trình bày trước lớp.
- GV sau khi các nhóm trình bày xong GV treo lên bảng một tấm bảng thống kê kiến thức đã chuẩn bị sẵn theo mẫu:
- HS theo dõi bảng thống kê kiến thức của GV so sánh với phần tự tìm hiểu và những phần các nhóm khác trình bày để bổ sung, điều chỉnh kiến thức cho chuẩn xác.
- GV phát vấn: có thể đặt một câu hỏi:
+ Cư dân Phùng Nguyên có điểm gì mới so với cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn?
+ Cư dân văn hoá Sa Huỳnh, Đồng Nai có những điểm gì giống cư dân Phùng Nguyên?
+ Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc?
+ Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì với các bộ lạc trên đất nước ta?
- HS theo dõi bảng thống kê kiến thức trên bảng so sánh, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về sự ra đời của
thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước. - Sự ra đời của thuật luyện kim cách đây 4000 – 3000 năm đã đưa các bộ lạc trên các vùng miền của nước ta bước vào thời đại sơ kì đồng thau, hình thành nên các khu vực khác nhau làm tiền đề cho sự chuyển biến xã hội sau này.
4. Củng cố
- Các giai đoạn phát triển của thời kỳ nguyên thuỷ ở Việt Nam - Sự ra đời của thuật luyện kim và ý nghĩa của nó.
5. Dặn dò