THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠ Y HỌC

Một phần của tài liệu bài 1: xã hội nguyên thủy (Trang 26 - 28)

- Tranh ảnh về con người và đất nước Đông Nam Á thời cổ và phong kiến. - Lược đồ Châu Á, lược đồ về các quốc gia Đông Nam Á.

- Cuốn lịch Đông Nam Á.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi  : Nêu chính sách về kinh tế, chính trị của Vương triều Môgôn. Câu hỏi  : Vị trí Vương triều Đê li và Môgôn trong lịch sử Ấn Độ?

2. Dẫn dắt bài mới

Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực lịch sử địa lý - văn hoá riêng biệt trên cơ sở phát triển đồ sắt và kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước những thế kỷ đầu của Công

nguyên, các vương quốc cổ đầu tiên đã được hình thành ở Đông Nam Á; tiếp đó khoảng thế kỷ IX - X các quốc gia Đông Nam Á được xác lập và phát triển thịnh đạt vào thế kỷ X - XV. Để hiểu điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động Thầy-Trò Nội dung

Hoạt động 1: Sự ra đời của các vương quốc cổ Đông Nam Á Trước hết GV treo lược đồ các quốc gia

Đông Nam Á lên bảng và yêu cầu HS chỉ trên lược đồ hiện nay khu vực gồm những nước nào.

HS lên bảng chỉ lược đồ.

GV nhận xét và giới thiệu tên và vị trí trên lược đồ 11 quốc gia hiện nay.

GV: Nêu những nét chung, những điểm tương đồng của các nước trong khu vực?

HS trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung

GV:Các quốc gia cổ đại ĐNÁ ra đời trong điều kiện nào?

HS trả lời-HS khác bổ sung GV nhận xét-chốt

GV nêu câu hỏi: Về mặt văn hoá khu vực Đông Nam Á còn bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá nào? Ý nghĩa của sự ảnh hưởng đó?

HS trả lời-HS khác bổ sung GV nhận xét-chốt

GV: Các quốc gia cổ đại ĐNÁ được hình thành từ khi nào?

HS trả lời-HS khác bổ sung GV nhận xét-chốt

- Điều kiện tự nhiên : gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.

* Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

-Do sản xuất và trao đổi buôn bán giữa các nước nhỏ xuất hiện các trung tâm buôn bán lớn nổi tiếng.

- Do sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ với việc các nước phát triển văn hoá cổ của mình.

* Sự hình thành các vương quốc cổ: Khoảng 10 thế kỉ sau Công Nguyên các vương quốc nhỏ hình thành: Cham-pa ,Phù Nam….

Hoạt động 2: Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: GV trình bày: trong khoảng thời gian từ thế

kỷ VII đến X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia lấy một dân tộc đông nhất làm nòng cốt, thường gọi là các quốc gia phong kiến dân tộc.

- Từ thế kỉ VII đến X, đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như vương quốc Campuchia của người Khơme, các vương quốc cuả người Môn và người Miến ở Hạ lưu sông mê Nam.

GV: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển nhất vào thời gian nào? Đó là những nước nào?

HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét

GV giới thiệu bức tranh hình 19 SGK “toàn cảnh đô thị cổ Pagan Mianma” đồng thời tổ chức cho HS khai thác bức tranh để thấy được sự phát triển của vương quốc Mianma.

GV: Những biểu hiện của sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á?

HS trả lời-HS khác bổ sung GV nhận xét-chốt

- GV trình bày: từ nửa sau thế kỷ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á, bước vào giai đoạn suy thoái và trước sự xâm lược của tư bản Phương Tây.

- Thế kỉ X-Thế kỉ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

+Thế kỉ XIII, một bộ phận người Thái di cư ồ ạt xuống phía Nam, lập ra quốc ra nhỏ

Thế kỉ XIV thống nhất và lập vương quốc Thái.

+Giữa thế kỉ XIV vương quốc Lanxang được thành lập.

-Nửa thế kỉ X-nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển nhất của các quốc gia phong kiến ĐNÁ.

Một phần của tài liệu bài 1: xã hội nguyên thủy (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w