I. Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 1 Các khái niệm liên quan.
b. Sự toàn tâm, toàn ý đối với công việc của người lao động tăng lên so với trước khi đào tạo.
- Đánh giá những thay đổi của học viên sau khi đào tạo như thay đổi về hành vi, kiến thức, thái độ…có đạt được mục tiêu khoá học hay không.
- Đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo thông qua các chi phí dành cho đào tạo.
4. Các tiêu thức đánh giá đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. nhân lực.
Để đánh giá hiệu quả đào tạo, có một số chỉ tiêu định tính và định lượng.
4.1. Các chỉ tiêu định tính:
Gồm các chỉ chính tiêu sau:
a. Kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất- công tác của người lao động
được nâng lên so với trước khi đào tạo.
Để đánh giá hiệu quả công tác đào tạo thông qua chỉ tiêu này, có thể phân biệt kiến thức- kỹ năng để hoàn thành công việc tăng lên so với trước khi đào tạo ở 4 mức độ: tăng vượt bậc; tăng đáng kể; tăng chút ít; không tăng.
Việc đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua chỉ tiêu này có thể được thực hiện thông qua các bài phỏng vấn trực tiếp những người được đào tạo, hoặc gửi phiếu điều tra xã hội học cho những người được đào tạo để họ tự đánh giá. Kết quả điều tra, phỏng vấn sẽ được tập hợp dưới dạng các số liệu như tỷ lệ % những người được đào tạo có kiến thức- kỹ năng để hoàn thành công việc tăng vượt bậc (tăng đáng kể; tăng chút ít; không tăng).
b. Sự toàn tâm, toàn ý đối với công việc của người lao động tăng lên so với trước khi đào tạo. đào tạo.
Đào tạo giúp cho người lao động nâng cao mức sống, cải thiện cơ hội thăng tiến trong tương lai, do vậy, sẽ giúp người lao động có động cơ phấn đấu tốt hơn trong công việc. Vì vậy, chỉ tiêu "sự toàn tâm, toàn ý đối với công việc của người lao động tăng lên so với trước đào tạo" có thể giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả sau đào tạo.
Khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá, nên phỏng vấn người quản lý trực tiếp của những người được đào tạo để đánh giá, qua đó xác định được mức độ hoàn thành toàn tâm toàn ý của người lao động sau đào tạo. Có thể sử dung các số liệu về tỷ lệ % người được đào tạo có