Quan điểm phát huy dân chủ trong kiểm soát, kiểm tra ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn: Ô nhiễm môi trường potx (Trang 35 - 36)

Phát triển kinh tếmù quáng sẽ huỷhoại môi trường. Song, phát triển một nền kinh tế

với phương châm công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có ý thức, sáng suốt, có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, của toàn thểxã hội thì việc BVMT sẽ được đảm bảo.Đã có rất nhiều bài học cho các nước vì quá coi trọng tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo được sựbứt phá lớn vềkinh tế, mong vượt lên các nước khác vềkinh tế, đã phải trả giá đắt vềviệc làm cạn kiệt

và suy thoái môi trường. Trung Quốc – quốc gia có sựphát triển thần kỳvềnền kinh tế đã trở

thành gánh nặng cho môi trường chính là một ví dụ điển hình.

Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môi trường do

tăng trưởng kinh tếgây ra ởViệt Nam là điều không tránh khỏi, đang là một trong những vấn

đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay. Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên đã nhấn mạnh: “20 năm tăng trưởng kinh tếliên tục, nhưng cứ tăng 1 GDP mà không có chiến

lược môi trường thì sẽmất đi 3GDP về môi trường”. Vì vậy, chúng ta không thểchạy theo các chỉsố tăng trưởng kinh tếmà bất chấp tình trạng môi trường sống đang bịhủy diệt quá nhanh.

Đứng trên những sự phân tích này, quan điểm thứhai của việc đềxuất giải pháp chính

là “ không hy sinh môi trường để đổi lấy sựphát triển”. Bởi vì sự đánh đổi môi trường sống của chính mình để đổi lấy sự tăng trưởng kinh tếthì đó là một sự đánh đổi vô nghĩa.

3.1.3. Quan điểm phát huy dân chủ trong kiểm soát, kiểm tra ô nhiễm môi trường trường

Một trong những nguyên nhân khiến cho DN xem nhẹ việc quản lý BVMT tại các KCN, KCX là do công tác kiểm tra, kiểm soát thiếu tính minh bạch, những cuộc khảo sát kiểm tra chỉmang tính chất hành chính, các DN đã móc nối với nhau để che đậy cho hành vi gây ô nhiễm của mình. Thực tế ởcác DN không chỉthiếu hạtầng XLNT, CTNH, công tác kiểm tra xửlý vi phạm ô nhiễm môi trường gần như đã bịbuông lỏng trong một thời gian dài. Ngay cả

việc kiểm soát hoạt động xử lý rác thải nguy hại của nội bộ DN cũng không được thực hiện chặt chẽnên các nhà máy cũng vi phạm hàng loạt qui định về lưu giữvà xửlý CTNH. Vì vậy, các giải pháp đề ra trong bài nghiên cứu này còn dựa trên quan điểm phát huy tính dân chủ

trong kiểm tra kiểm soát nhằm minh bạch hóa, và hiệu quảhóa công tác QLMT tại các KCN, KCX nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn: Ô nhiễm môi trường potx (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)