Các nhân tố có liên quan đến con người và đào tạo nguồn nhân lực (NNL).

Một phần của tài liệu Luận văn: Ô nhiễm môi trường potx (Trang 30 - 31)

(NNL).

Nếu con người được được định nghĩa là tổng hòa các mối quan hệ, là chủthể tác động

đến mọi sựvật thì trong vấn đề môi trường, chính con người là chủthểphải chịu nhiều trách nhiệm nhất cho những hành vi gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Con người càng cố gắng phát triển kinh tếbao nhiêu thì dường như chất lượng môi trường lại là con sốnghịch đảo bấy nhiêu.

NNLtác động đến yếu tố môi trường tại các KCN, KCX bao gồm 2 thành phần chính là đội ngũ công nhân lao động và tầng lớp quản lý (bao gồm: chủ DN và cán bộ QLMT tại KCN, KCX). Xét về đội ngũ công nhân lao động tại các KCN, KCX TPHCM, đa số đều ở độ

tuổi thanh niên, có sức khỏe, khả năng làm việc tốt, song trình độ phần lớn chỉ ở mức phổ thông, chưa qua đào tạo nghềchiếm đến 70%. Chính vì trình độthấp nên đa sốcông nhân có ý thức tự giác chưa cao, hành xử tùy tiện, thêm vào đó là mức độhiểu biết pháp luật tương đối thấp.Trong năm 2008, năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị nhưng nhiều công nhân vẫn vứt rác vô tư ngoài đường, trước cổng KCN, KCX gây ô nhiễm và mất mỹquan KCN, KCX. Trong quá trình làm việc, chính vì không có ý thức về môi trường, về chất độc hại mà DN mình đang phục vụ đang thải loại ra môi trường nên không thể và nếu có cũng không dám

phản ánh kịp thời đến BQL của KCN, KCX. Xét về tầng lớp quản lý, phần lớn mặc dù được

đào tạo một cách chính quy và là tầng lớp quản lý lãnh đạo nhưng ý thức về BVMT của chủ

DN còn yếu kém, thậm chí có thái độ làm ngơ, không đầu tư xây dựng hệ thống xả thải đạt tiêu chuẩn mà cố ý xảthẳng ra bên ngoài. Trong khi lực lượng QLMT tại các KCN, KCX còn quá mỏng, chưa xâu sát toàn bộhoạt động xửlý thải của DN, cộng thêm trình độchuyên môn

chưa đáp ứng tốt công tác rà soát, kiểm tra,…Theo Th.S Lê Thị Thu Hương - GV Khoa Môi

trường -Trường ĐH Lạc Hồng thì: “Phát triển kinh tế đi đôi với vấn đềbảo vệ môi trường bền vững và đểtham gia thực hiện các giải pháp công nghệ, tham gia QLMT có hiệu quả, một đội

ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên có kiến thức chuyên môn vềlĩnh vực môi trường phải được

đào tạo và cung cấp cho các KCN”. Hiện tại nguồn nhân lực phục vụtrong lĩnh vực công nghệ

quản lý môi trường hướng tới phục vụ cho các KCN, KCX TP.HCMđang rất thiếu hụt. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên - Môi trường hiện nay nguồn nhân lực cho ngành QLMT nói chung chỉchiếm 20-30% nhu cầu. Đây là một tỉlệ đáng phải xem xét vì nhân tố con người và

đào tạo NNL có quan hệmật thiết chặt chẽvới việc tổchức quản lý hành chính, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, nó được xem như một yếu tố đầu vào để bổ sung và tăng cường hiệu quảcho nhân tốkia.

Một phần của tài liệu Luận văn: Ô nhiễm môi trường potx (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)