Quy hoạch phát triển kinh tế hay rõ hơn là quy hoạch phát triển các KCN, KCX là nhân tố tiền đềcho hoạt động về sau của các KCN, KCX. Quy hoạch gồm có xác định vị trí các khu, cụm công nghiệp; xác định địa hình, hướng gió, nguồn nước; mật độphân bố,… có
ảnh hưởng lớn đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp KCN, KCX lẫn môi trường sống của dân cư khu vực lân cận. Trong quy hoạch các KCN, KCXtrước đây chưa thực sựgắn phát
triển KCN, KCX với công tác BVMT , tức là chưaphát triển hoạt động của KCN, KCX song hành với sựphát triển của hạ tầng XLNT, công nghệ xử lý thải tiên tiến... mà thực tế trong thời gian qua trên địa bàn thành phố diễn ra thường xuyên tình trạng “ hoạt động trước, báo cáo sau”, xây dựng trái với quy hoạch và không đặt sự phát triển của các KCN, KCX trong mối tương quan với phát triển đô thịbền vững.
Như ởphần 2.1 đã đềcập, chính những đặc điểm phát triển của các KCN, KCX có liên quan chặt chẽ đến khâu quy hoạch là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm công nghiệp nặng nề. Chỉcần sơ suất dù là nhỏtrong quy hoạch cũng có thểsẽdẫn tới những thiệt hại đáng kể sau này. Khó khăn hiện tại trên địa bàn TPHCM là công tác quy hoạch tổng thể chưa đảm bảo tính
“đi trước” do được xây dựng khá muộn, khi đã hình thành một loạt KCN, KCX. Nói cách khác, quy hoạch trên thực tếlà chạy theo đểkhắc phục việc đã rồi, thiếu sự đồng bộgiữa qui hoạch tổng thể và qui hoạch chi tiết các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạtầng xã hội phục vụcho các KCN, KCXnhư nhà ở cho công nhân, điện, nước, đường xá, hệthống thoát nước, hệthống xử
lý nước thải….Nhân tố quy hoạch được xem là khởi đầu cho quá trình hoạt động của DN KCN, KCX và cho cảsựphát triển sau này. Quy hoạch còn biểu hiện trình độ quản lý và khả năng thu hút nhà đầu tư vào KCN, KCX. Do đó nhân tố này cần phải được đầu tư quan tâm đúng mức hơn nữa.