0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Hoạt động 1: Hớng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.

Một phần của tài liệu GIAO AN MT 8 (Trang 31 -32 )

C Giảng bài mớ

1. Hoạt động 1: Hớng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.

- Giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung, yêu cầu HS quan sát cả trang 128-SGK

? Nhận xét sự khác nhau giữa ảnh chân dung và tranh chân dung? ? Nhận xét về đặc điểm của các nét mặt?

? Nhận xét trạng thái tình cảm của mỗi ngời trong tranh?

GV: + ảnh chân dung là sản phẩm đợc chụp bằng máy ảnh (ảnh thể hiện hầu hết các đặc điểm, từ hình dáng, tỷ lệ, đậm nhạt đến các chi tiết nhỏ...).

+ Tranh chân dung là tác phẩm hội họa do họa sĩ vẽ (tranh chân dung chỉ thể hiện những gì điển hình nhất, giúp ngời xem có thể cảm nhận trực tiếp ngọai hình và tính cách).

- Yêu cầu HS quan sát các tranh chân dung trong SGK trang 128 133. GV: + Tranh chân dung là tranh vẽ về một con ngời cụ thể nào đó.

+ Có thể vẽ chân dung bán thân hoặc toàn thân:

* Chân dung bán thân: Vẽ khuôn mặt, vai hoặc khuôn mặt và một phần thân ngời. ở loại chân dung này ngời vẽ tập trung diễn tả các trạng thái tình cảm trên nét mặt của đối tợng nh: Vui, buồn, bực tức, thờ ơ, hiền từ, phúc hậu hay nham hiểm, thâm độc...

* Chân dung toàn thân: Vẽ cả ngời. Loại chân dung này ngời vẽ chú ý diễn tả cả nét mặt và t thế của đối tợng: Đứng, ngồi, đi, nhất là vị trí t thế của đôi tay. Ngời vui, buồn... thờng thể hiện rõ nhất trên nét mặt và đôi tay.

* Chân dung nhiều ngời: Vẽ những ngời trong gia đình hay nhóm bạn bè

- Kết luận: Có nhiều loại tranh chân dung, vẽ chân dung phải chú ý nhiều đến nét mặt và sự biểu hiện tình cảm của nó.

2. Hoạt động 2: Hớng dẫn học sinh cách vẽ chân dung.

- Yêu cầu HS tham khảo hớng dẫn cách vẽ trang 129, 130 - SGK

? Kiến thức cũ đã học có bài nào giúp chúng ta làm bài tập hôm nay?

HS: Dựa vào kiến thức bài 13 "Tỷ lệ khuôn mặt ngời" trang 113 - SGK.

GV: Vẽ chân dung cũng tiến hành các bớc nh các bài vẽ theo mẫu, không vẽ từ chi tiết, bộ phận, mà nên vẽ bao quát trớc, chi tiết sau.

+ Vẽ phác hình khuôn mặt: Hình dáng bề ngoài khuôn mặt, cổ, vai... vào trang giấy cho cân đối.

+ Vẽ phác trục đờng dọc. Vị trí của trục đờng dọc không nh nhau, phụ thuộc vào t thế của mặt: Mặt nhìn chính diện: Đờng trục dọc ở chính giữa và là đờng thẳng; Mặt quay sang phải, sang trái: Đờng trục dọc sẽ lệch sang phải hay sang trái và là đờng cong (theo hình cong của mặt).

+ Tìm tỷ lệ bộ phận: Dựa vào đờng trục dọc để tìm tỷ lệ các phần: Tóc, trán, mặt, mũi, miệng, tai.

+ Phác các đờng ngang để so sánh tỷ lệ các phần. Các đờng ngang này cũng thay đổi theo thế của nét mặt: Đờng thẳng ngang khi mặt nhìn thẳng; Đờng cong lên khi mặt ngẩng lên; Đờng cong xuống khi mặt cúi xuống; Khi mặt ngẩng lên hay cúi xuống thì tỷ lệ các bộ phận thay đổi: Mặt ngẩng lên thì phần cằm dài, phần mũi và trán ngắn hơn. Mặt cúi xuống thì phần trán dài, phần cằm, mũi ngắn lại.

+ Tìm chiều rộng của mắt, mũi, miệng... Dựa vào tỷ lệ đã phác, vẽ nét chi tiết cho giống mẫu. Cố gắng tả đợc đặc điểm của nhân vật...

- GV yêu cầu HS quan sát mặt bạn để củng cố kiến thức.

Một phần của tài liệu GIAO AN MT 8 (Trang 31 -32 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×