Olivier Messiaen (Avignon 10-12-1908)

Một phần của tài liệu LS AN TG (Trang 44 - 47)

Messiaen đợc coi là một trong những nhạc sĩ quan trọng nhất ở thế kỷ XX. Âm nhạc đã đến với Mesiaen một cách rất tự nhiên chủ yếu bởi sự khuyến khích của ngời cha là Pierre Messiaen, một ngời dậy tiếng Anh và đã dịch tác phẩm Shakespeare và ngời mẹ, một

nhà thơ tên là Cécile Sauvage. Từ bẩy tuổi ông đã sáng tác và học hoà âm chính bằng tổng phổ Pelleas et Mélisande của Debbussy thông qua ngời thầy J. de Gibon. Năm 11 tuổi ông vào nhạc viện học.

Năm 1926 Messiaen đã đợc giải nhất về đối vị và phức điệu. Năm 1928 ông lại đạt giải nhất về đệm piano. Năm 1929 Messiaen đã đạt giải nhất về lịch sử âm nhạc và cuối cùng năm 1930 ông đạt giải nhất về sáng tác. Messiaen đã từng giảng dậy ở nhiều Nhạc viện và đã đi lính trong đội lính trẻ của Pháp. Năm 1940 ông bị bắt vào tù và ở đó ông đã viết tác phẩm Quatuor pour la fin du temps (Tứ tấu ngày tận thế). Năm 1941 ông đợc tự do và trở thành thầy giáo hoà âm ở Nhạc viện Pairs. Lúc này ông đã viết Visions de l amen’ (Cái nhìn của tôn giáo) cho 2 piano và Vingt regards sur l enfant Jesus’ (Hai mơi cái nhìn lên con chúa Résus) cho piano. Năm 1944 ông đã viết quyển sách Technique de mon

langage musical (Kỹ thuật phong cách sáng tác của tôi).

Từ 1943-1947 ông đã mở rất nhiều các hội thảo ở các nớc giới thiệu về âm nhạc của các nhạc sĩ thế kỷ XX. Ông cũng là ngời đầu tiên đã phân tích tác phẩm Lễ đăng quang của

mùa xuân của Stravinsky. Messiaen là ngời rất thích nghiên cứu về chim. Ông đã viết rất

nhiều tác phẩm về đề tài này nh Catalogue d oisaux, Reveil des oiseaux, Sept haikai’ …Ông cũng là ngời đã tạo ra một phong cách mới cho piano vì sử dụng tiếng chim.

Thí dụ 36: Reveil des oiesaux cho piano và dàn nhạc

Messiean đã viết một số sách rất quan trọng nh Technique de mon langage musical, 1944 (Kỹ thuật ngôn ngữ âm nhạc của tôi), Traité de rythme, de couleur et d ornithologie’ , 1949-1992 (Bàn về tiết tấu, Màu sắc và tiếng chim). Trong khi nghiên cứu về tiết tấu ông đã chú ý tới các tiết tấu ngắn và sự nhân lên của chúng lên.Chính vì thế trong các tác phẩm của mình ông hay dùng loại tiết tấu có giá trị thêm vào.

Messiaen tự nhận mình là một nhà tiết tấu học. Ông đồng thời sử dụng các luật nhịp từ thời cổ đại, những tiết tấu trung cổ và của tây âu đơng thời. Ông rất chú ý tới tính đối xứng, không đối xứng trong mối liên hệ của tiết tấu cùng với cách hoán vị và cách gối lên nhau. Trong tác phẩm của ông, các tiết tấu luôn rất phức tạp. Cả tiết tấu và luật nhịp đều của Hy lạp.

Ông cũng rất quan tâm tới các tiết tấu của Hindu do Carnagadeva tìm thấy từ thế kỷ XIII có tên là Salgita-Ratnakara. Nó là một danh sách với 120 deci-tala (những tiết tấu của các vùng khác nhau). Missiaen đã bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu những tiết tấu này theo một trật tự của các luật chung. Ông cũng nghiên cứu các cách sử dụng chúng dới ánh sáng của cả đạo đức và triết học các biểu tợng này. Messiaen đặc biệt chú ý tới các khía cạnh đan xen giữa các loại tiết tấu. Ông đã thêm vào nguyên tắc tăng và giảm giá trị tiết tấu. Đó chính là sự thêm vào hoặc bỏ đi của các nhân tố và sự kết hợp tiết tấu hoặc loại trừ giữa chúng. Kỹ thuật thêm vào giá trị trờng độ cho mỗi một nhân tố đợc gọi là sự tăng. Trong tác phẩm của ông hay dùng loại tiết tấu không đảo đợc và bên trong của loại tiết tấu này chúng ta lại tìm thấy những nhóm tiết tấu có thể đảo đợc.

Thí dụ 37: Trích tác phẩm Tứ tấu cho ngày tận thế

Messiaen là ngời đã sáng tạo ra các điệu thức chuyển dịch có giới hạn (modes a transpositions limitées). Nó gồm có 7 điệu thức:

2. do do# re# mi fa# sol la sib do 3. do ré re# mi fa# sol sol# la# si do 4. do do# ré fa fa# sol sol# si do 5. do do# fa fa# sol si do

6. do re mi fa fa# sol# la# si do

7. do do# re re# fa fa# sol sol# la si do

Hoà âm của Messiaen cũng rất độc đáo. Nó đóng vai trò thống trị hoàn toàn các cao độ và không chỉ theo chiều dọc mà cả chiều ngang. Ông cũng chịu ảnh hởng về quan niệm mở rộng tonal của Debussy. Ngôn ngữ hoà âm của ông là sự kết hợp giữa tonal, atonal, modal và serie. Trung tâm hoà âm của ông là sử dụng các điệu thức chuyển dịch có giới hạn. Các điệu thức này chỉ cho phép chuyển rất hạn chế và chúng ta cũng có thể tìm thấy sự đối xứng trong các điệu thức này. Nhìn rộng ra sự đối xứng và không chuyển dịch đợc của điệu thức cũng tơng ứng nh sự không đảo đợc của tiết tấu. Ông cũng thêm vào các hợp âm ba những quãng bốn và sáu tăng. Chính nhờ nhân tố này mà làm biến mất ảnh hởng của serie.

Quan niệm về màu sắc của Messiaen cũng hoàn toàn là duy nhất. Ngời ta cũng có thể coi âm nhạc của ông là của mầu sắc. Ông có thể dành hàng trang tổng phổ chỉ để mô tả mầu tím hoặc mầu trắng sữa. Để đạt đợc điều đó đơng nhiên việc phối khí và hoà thanh đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Ông đã sử dụng một quá trình phối hợp độ cao theo chiều dọc để tạo ra một serie hoà thanh hoặc Messiaen còn gọi là tiếng dội của tự nhiên. Trong tất cả các tác phẩm của ông chúng ta đều nhận thấy sự quan trọng của âm sắc và độ ngân của chúng trong kiến trúc tác phẩm. Trong các tác phẩm viết cho dàn nhạc hoặc hoà tấu của một nhóm nhạc cụ ông thờng sử dụng rất nhiều nhạc cụ lạ. Chúng ta có thể thấy điều này qua thí dụ d- ới đây.

Thí dụ 38: Trích giao hởng Turangalila

Messiaen có một vai trò lớn trong việc giảng dạy. Ông đã đào tạo ra một thế hệ học trò nh:

Ianis Xenakis (sinh năm 1922) Pierre Boulez (sinh năm 1925)

Karlheinz Stockhausen (sinh năm 1928) Serge Garant (1929-1986)

Harry Freedman (sinh năm 1922) Clermont Pépin (sinh năm 1926) Bengt Hambraeus (sinh năm 1928) Anna-Marie Globenski (sinh năm 1929) Alcides Lanza (sinh năm 1929)

Roger Matton (sinh năm 1929) Gilles Tremblay (sinh năm 1932) André Prévost (sinh năm 1934)

Jacques Hétu (sinh năm 1938) Bruce Mather (sinh năm 1939) Walter Boudreau (sinh năm 1947) Các tác phẩm quan trọng:

- Prélude cho piano (1928-1929)

- Tứ tấu ngày tận thế cho clarinette, violon, violoncelle và piano (1940-1941) - 20 cái nhìn với con của chúa cho piano

- Turangalila-symphonie cho piano, 11 martenot và dàn nhạc (1946-1948), sửa chữa lại năm 1992).

- Bốn bài tập tiết tấu (1949): Mode của các giá trị và sự tăng cờng (số2). - Catalogue của chim cho piano (1956-1958).

- Sự trầm t duy nghĩ về vẻ thần bí của thánh Trinité cho orgue (1969) - Opera Thánh Francois d Assise’ (1975-1983).

Chơng VIII

Âm nhạc thử nghiệm

Một phần của tài liệu LS AN TG (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w