Anton Webern (1883-1945)

Một phần của tài liệu LS AN TG (Trang 29 - 33)

II. A Schoenberg và các nhạc sĩ thuộc trờng phái –Viên mới–

2.3. Anton Webern (1883-1945)

Nh đã giới thiệu trong bài âm nhạc biểu hiện, Webern là một học trò t môn sáng tác của Schoenberg. Ông cũng là ngời sử dụng kỹ thuật sáng tác 12 âm trong rất nhiều tác phẩm của mình. Tuy nhiên ông thờng chỉ sử dụng 3 đến 4 âm trong quá trình phát triển tác phẩm. Với cách sử dụng rất chi tiết sắc thái và âm sắc nhạc cụ, âm nhạc của ông sẽ mở ra một chặng đờng phát triển mới của âm nhạc dodécaphonique ở nửa sau thế kỷ XX: âm nhạc serie toàn phần (seree intégral).

Chơng VI

Âm nhạc liên bang xô viết

và âm nhạc hiện thực xã hội chủ nghĩa I. Phác thảo về sự phát triển âm nhạc liên bang Xô Viết

Nh chúng ta đã biết liên bang Xô Viết là một quốc gia rất rộng lớn nhất trên thế giới, đợc hình thành vào năm 1917. Nó bao gồm 16 nớc cộng hoà tự trị trải dài từ châu âu sang châu á. Chính vì vậy âm nhạc của liên bang Xô Viết cũng phát triển rất đa dạng và phong phú. Dới đây chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về sự phát triển âm nhạc ở một số nớc cộng hoà tự trị tiêu biểu thuộc liên bang Xô viết.

1.1. Armenia

ở Armenia, âm nhạc đã xuất hiện từ thế kỷ thứ V và đã có tính chất chuyên nghiệp vào thế kỷ thứ VIII. Đến nửa sau của thế kỷ XIX, âm nhạc của Armenia đã đạt đợc một số thành tựu đáng kể. Một số nhạc sĩ đã sáng tác nhạc kịch, nhiều tác phẩm cho dàn nhạc thính phòng và những khúc tình ca theo kiểu âm nhạc cổ điển Tây âu nh Tirgan Chukhadjian, G. Eranian, G. Korganov… Cũng thời gian này những nhạc sĩ của Armenia cũng đã hệ thống lại đợc những bài dân ca, dân vũ của dân tộc mình.

Sang thế kỷ XX, một số nhạc sĩ của Armenia đã viết giao hởng hoặc nhạc kịch theo nguyên tắc của âm nhạc cổ điển Tây âu nhng lại kết hợp với những tinh hoa âm nhạc của dân tộc mình. Armen Tigranyan có thể coi là một ngời tiêu biểu cho khuynh hớng sáng tác này. Ông đã viết vở nhạc kịch Anush vào năm 1912. Ngoài ra chúng ta cũng có thể kể tới Alexander Spendiaryan, ngời đã viết rất nhiều giao hởng và có một ảnh hởng lớn đối với các thế hệ nhạc sĩ sau này của Armenia.

Vào khoảng những năm 1920, ở Erevan, thủ đô của Armenia đã trở thành một trung tâm của các hoạt động âm nhạc. Năm 1921 ở đây đã có phòng thu thanh. Nhà hát kịch và ballet đợc mở cửa vào năm 1933. Rất nhiều các nhóm nhạc thính phòng, hợp xớng cũng đợc hình thành vào khoảng thời gian này.

Sự phát triển âm nhạc của Armenia từ đây cũng có nhiều mối liên hệ với văn hoá Nga. Nhiều nhạc sĩ đã đợc gửi tới học ở Moskva và Leningrad. Một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho giai đoạn này chính là Khachaturian. Trong các tác phẩm của ông ngời ta luôn thấy đậm nét chất liệu âm nhạc của Armenia. Chính ông là ngời đã sáng tạo ra một cách tiếp cận mới với âm nhạc dân gian. Cùng với Spendiaryan, Khachaturian đã xác định đợc những nhân tố cơ bản cho sự phát triển của âm nhạc Armenia. Ông cũng có một ảnh hởng không nhỏ tới sự phát triển âm nhạc của Geogria, Azerbajian và vùng trung á.

Trong các tác phẩm âm nhạc của Khachaturian chủ đề về tổ quốc luôn đóng vai trò quan trọng. Ông hay sử dụng những thang âm rộng có trong âm nhạc dân gian của Armenia (thí dụ: do, re, mi, fa, sol, la, sib, do, re, mib, fa, sol, lab). Tính kịch, tính anh hùng ca, tính trữ tình cũng đợc coi là những đặc điểm nổi bật trong các tác phẩm của Khachaturian. Điều này chúng ta có thể nhận thấy rõ qua bản giao hởng số 2 của ông và ballet Spartacus.

Trong giai đoạn 1940-1950, chúng ta cũng có thể đến một số nhạc sĩ khác cũng có khuynh hớng sáng tác giống Khachaturian nh Grigor Eghiazaryan (tác phẩm tiêu biểu cho hợp xớng và dàn nhạc giao hởng có tiêu đề là Hợp xớng về tổ quốc, Evard Mirzoyan (tác phẩm tiêu biểu cho violon và dàn nhạc có tiêu đề là Mở đầu và chuyển động không ngừng) …

Trong những năm 1960-1970 những tác phẩm âm nhạc của Armenia vẫn dựa trên chất liệu âm nhạc dân gian và họ coi đó là phơng hớng để định hình phong cách âm nhạc của quốc gia. Một vài nhạc sĩ cũng quay trở lại sáng tác theo kiểu âm nhạc cổ điển mới trong một số tác phẩm của mình, thí dụ nh nhạc sĩ Mirzoyan, Mansuryan, Harutunyan hoặc sáng tác theo kiểu âm nhạc dodecaphonique nh Arno Babadjianyan, Ter-Tatevosyan.

Giới thiệu nhạc sĩ tiêu biểu

Aram Ilich Khachaturian (1908-1978)

Khâchturian là một nhạc sĩ Xô viết ngời Armenia. Ông đến với âm nhạc rất muộn mằn nhng đã gặt hái đợc những thành công vang dội. Ông là một trong những ngời thành lập Hiệp hội sáng tác Xô viết và là đại diện cho chi nhánh ở Moskva vào năm 1937. Đến năm 1939 ông đã trở thành phó tổng th ký của hiệp hội này. Khachaturian đã nhận đợc giải thởng Stalin vào năm 1941 cho tác phẩm Concerto cho violon và dàn nhạc và giải thởng Lênin vào năm 1959 cho tác phẩm ballet Spartak.

Khachaturian đã viết ở rất nhiều thể loại khác nhau nh tam tấu, tổ khúc nhạc múa cho dàn nhạc giao hởng, ballet, concerto, giao hởng, ca khúc và nhạc phim. Âm nhạc của Khachaturian là sự kết hợp giữa những nét truyền thống của âm nhạc cổ điển, đặc biệt là âm nhạc cổ điển Nga với những đặc điểm âm nhạc dân gian của vùng Cavcaz. Trong mỗi tác phẩm của ông ngời ta luôn tìm thấy những nét độc đáo riêng, sự tìm tòi cái mới và cả sự táo bạo. Các giai điệu thờng nồng nhiệt, tơi vui. Tiết tấu sôi nổi với mạch đập đầy sức sống. Những tác phẩm dàn nhạc luôn tràn đầy mầu sắc rực rỡ. Nói tóm lại, trong âm nhạc của Khachaturian không có những sự đổi mới cách tân về phơng diện kỹ thuật sáng tác. Có âm nhạc của sự lạc quan, của tâm hồn ẩn chứa trong đó một sự thẩm thấu tinh tế của âm nhạc dân gian Azerbajan, Grunzin và đặc biệt là Armenia.

Khachaturian đã ấp ủ dự định viết tác phẩm này từ khi còn đang là sinh viên đàn cello của trờng trung cấp âm nhạc Gnesin. Tuy nhiên phải đợi hai mơi năm sau ý định đó mới thành hiện thực. Nh vậy concerto cho cello và dàn nhạc đợc ra đời sau concerto cho piano và concerto cho violon. Sự ra đời muộn mằn của concerto cho đàn cello còn đợc các nhà lý luận giải thích rằng đó là một nhạc cụ rất khó khai thác khi nó đứng ở vị trí độc tấu. Chính vì vậy Khachaturian phải mất rất nhiều năm để hiểu cho kỹ tính năng cũng nh âm thanh học của cây đàn này. Nhìn ngợc về cuối thế kỷ XIX, có rất nhiều concerto cho các nhạc cụ khác, đặc biệt là đàn piano trong khi đó chỉ có rất ít concerto viết cho đàn cello gặt hái đợc thành công (đó là các concerto của Schumann, Dvozak, Saint Saens, Tchaikovsky). Có thể nói rằng đó là xu hớng đặc trng ở cuối thế kỷ XIX và ba mơi năm đầu thế kỷ XX.

Khachaturian đã thai nghén tác phẩm này từ rất lâu nhng khi đã bắt tay vào viết thì rất nhanh. Mùa xuân năm 1946 ông đã viết tác phẩm này dới dạng trên đàn piano. Tháng 9 cùng năm ông tiến hành phối khí và tác phẩm đã hoàn tất vào ngày 19 tháng 11 cùng năm đó. Tác giả đã đề tặng tác phẩm cho S. Knusherisky-ngời đã chơi tác phẩm đó lần đầu.

Concerto cho đàn cello và dàn nhạc của Khachaturian là một trờng ca trữ tình hiện đại thấm đợm những đặc điểm độc đáo của nghệ thuật ashung và sazandar. Tác phẩm cũng đạt đến độ chặt chẽ về ngôn ngữ. Chính vì vậy nó cũng rất giống phong cách trong các tác phẩm giao hởng của ông.

Tác phẩm gồm ba chơng với một bố cục chặt chẽ thống nhất đợc xây dựng trên nguyên tăc đơn chủ đề.

Chơng I Allegro Moderato đợc viết ở hình thức sonate. Phần mở đầu do dàn nhạc diễn tấu. Nó mang tính chất ngợi ca. ở ô nhịp thứ sáu chúng ta thấy xuất hiện một môtip tiết tấu rất đặc trng và sống động. Nó sẽ còn đợc tác giả khai thác ở những phần sau.

Thí dụ 26: Phần mở đầu

Đây là một nét giai điệu rất phóng khoáng với âm vực khá rộng. Âm hình tiết tấu của môtip trong phần mở đầu cũng đợc sử dụng lại tạo nên sự kết nối rất logique.

Sau phần chuyển tiếp của dàn nhạc, chủ đề hai cũng do đàn cello diễn tấu. Nó cũng mang tính trữ tình. Tuy nhiên âm hình tiết tấu của nó hoàn toàn tơng phản với chủ đề một. Có thể coi hai chủ đề này là sự bổ xung nhau.

Thí dụ 28: Chủ đề hai

Trong phần phát triển, tác giả đã rất chú trọng tới sự cân bằng giữa những đoạn diễn tấu của đàn cello và những đoạn diễn tấu của dàn nhạc. Tuy nhiên ở phần cadenza thì những kỹ thuật điêu luyện nhất của cây đàn này đã đợc bộc lộ.

Trong phần coda chúng ta thấy xuất hiện một chủ đề mới. Nó rất động để đẩy nhanh đến kết của chơng.

Các tác phẩm chính:

Ballet: Hạnh phúc, Gayane, Spartak.

Dàn nhạc: 3 giao hởng, concerto cho piano và dàn nhạc, concerto cho violon và dàn nhạc, concerto cho cello và dàn nhạc, tổ khúc Masquerada, nhạc cho vở kịch Chuông đồng hồ điện Cremli, concerto-rhapsodie cho violon và dàn nhạc, concerto-rhapsodie cho piano và dàn nhạc.

Thính phòng: Tants cho violon và piano, Pesnya-poema cho violon và piano, tam tấu cho clarinette, violon và piano, fuga cho tứ tấu dây…

Một phần của tài liệu LS AN TG (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w