Arnold A Schoenberg (1874-1951)

Một phần của tài liệu LS AN TG (Trang 28 - 29)

II. A Schoenberg và các nhạc sĩ thuộc trờng phái –Viên mới–

2.1. Arnold A Schoenberg (1874-1951)

Arnold A. Shoenberg sinh ra ở Viên, là một ngời đợc coi là tự học âm nhạc hoàn toàn. Ông đã nhận đợc một hiểu biết sâu sắc về âm nhạc nhờ việc nghiên cứu tổng phổ, chơi trong một nhóm nhạc thính phòng nghiệp d và đến các buổi hoà nhạc.

Sau khi ông ta bị mất việc với danh nghĩa là một chân th ký ở nhà băng ở vào tuổi 22, Schoenberg quyết định hiến thân cho âm nhạc. Khởi đầu ông làm chỉ huy cho một hợp xớng của một doanh nghiệp và dàn nhạc operette dân gian (populaire). Việc biểu diễn các tác phẩm của ông sáng tác lúc đầu bị gặp khó khăn vì chiến tranh. Nhng từ năm 1904 ông bắt đầu đi dậy lý thuyết âm nhạc và dậy sáng tác ở Viên. Ông đã truyền đợc một tình yêu âm nhạc và sự tin tởng vào hai ngời học trò của mình là Alban và Anton Webern.

Khoảng năm 1908 Schoenberg bắt đầu làm một cuộc cách mạng từ bỏ hệ thống sáng tác tonal theo kiểu truyền thống. Đấy chính là những tác phẩm của ông mà chúng ta tìm thấy trong khoảng thời gian từ 1908-1915. Vào những năm 1920, Schoenberg đã phát triển phơng pháp sáng tác trên 12 âm và ông đã áp dụng vào một số tác phẩm.

Sau khi chế độ Đức quốc xã ra đời, Schoenberg cùng gia đình sang Mỹ vào năm 1933. Tại đây ông làm việc tại khoa âm nhạc của trờng đại học tổng hợp California ở Los Angeles. Âm nhạc của ông rất ít khi đợc biểu diễn và vì vậy kinh tế của ông cũng không đ- ợc lắm. Nhng sau khi ông chết hệ thống sáng tác 12 âm đã đợc nhiều nhạc sĩ áp dụng. Nó vẫn có một ảnh hởng quan trọng tới ngày nay.

Có thể nói rằng âm nhạc của Schoenberg chịu ảnh hởng trực tiếp âm nhạc của nhà sáng tác, chỉ huy kiệt xuất Alexander von Zemlinsky (1871-1942). Sự nghiệp sáng tác âm nhạc của ông có thể chia thành hai thời kỳ chính: thời kỳ đầu sáng tác theo khuynh hớng âm nhạc biểu hiện kiểu lãng mạn muộn; thời kỳ sau (khoảng từ năm 1920) sáng tác theo kiểu âm nhạc atonal và dodécaphonique.

Giới thiệu tác phẩm Biến tấu cho dàn nhạc op. 31 (1926-1928).

Biến tấu cho dàn nhạc op. 31 đợc coi là một tác phẩm tiêu biểu cho việc áp dụng

những kỹ thuật sáng tác trên 12 âm của Schoenberg. Sau phần mở đầu là 24 nhịp giới thiệu chủ đề. ở đó hàng âm khởi đầu đợc xuất hiện theo chiều ngang do dàn cello diễn tấu:

Thí dụ 24: Chủ đề của tác phẩm Biến tấu cho dàn nhạc op. 31

Trong thực tế ngoài phần giới thiệu hàng âm khởi đầu theo chiều ngang thì bản thân các bè còn lại cũng tạo thành các hợp âm hàng dọc theo các dạng khác nhau từ hàng âm khởi đầu:

Thí dụ 25: Phân tích chủ đề theo kiểu serie

Từ thí dụ trên chúng ta thấy nguyên tắc xây dựng chủ đề âm nhạc theo nguyên tắc dodécaphonique có một số điểm giống âm nhạc theo kiểu truyền thống đó là chúng vẫn tạo thành các môtíp với các nhóm tiết tấu khác nhau. Điểm khác cơ bản với âm nhạc trớc đây chính là sự không lặp lại các âm đã từng xuất hiện và phát triển logique của tác phẩm. Tuy nhiên trong một số biến tấu Schoenberg vẫn sử dụng thủ pháp đối vị giống nh âm nhạc ở thế kỷ XVI-XVII (biến tấu 2) hoặc phát triển biến tấu từ một môtíp của chủ đề giống nh âm nhạc ở thế kỷ XVIII-XIX (biến tấu 6).

Các tác phẩm chính của Schoenberg:

Nhạc kịch: Pierro Lunaire, Moses và Aron.

Giao hởng: Serénade op. 24, giao hởng số 1, số 2, biến tấu cho dàn nhạc op. 31. Nhạc thính phòng: Đêm trong suốt, 1 ngũ tấu kèn, 4 tứ tấu dây, 1 tam tấu dây,

concerto cho piano, concerto cho cello, concerto cho violon.

Tác phẩm cho piano: Các tiểu phẩm cho piano op. 16, 19 và 23, Tổ khúc cho piano op.25.

Tác phẩm cho thanh nhạc: 48 tập bài hát không có phần đệm.

Một phần của tài liệu LS AN TG (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w