X V Rachmaninov (1873-1943)

Một phần của tài liệu LS AN TG (Trang 36 - 38)

III. Các nhạc sĩ tiêu biểu

2.1. X V Rachmaninov (1873-1943)

Rachmaninov là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano và chỉ huy dàn nhạc rất nổi tiếng không chỉ ở liên bang Xô viết mà còn trên thế giới. Tài năng của một nhạc sĩ và nghệ sĩ đã để lại một dấu ấn lớn lao trong lòng công chúng. Rachmaninov đã thành công ngay từ vở nhạc kịch đầu tiên Aleco. Sau đó tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng hơn nhờ vào những bản giao hởng và đặc biệt là các Concerto cho piano và dàn nhạc.

Âm nhạc của Rachmaninov thờng có quy mô rộng lớn, chất trữ tình và chất sắt đá hoà quyện vào nhau thành một khối. Nó nh những bài văn hùng biện, thiết tha và giàu hình ảnh. Giai điệu luôn tuôn trào có cảm giác không dứt làm cho ngời nghe liên tởng tới những phong cảnh thiên nhiên Nga tuyệt đẹp và rộng mênh mông.Trong âm nhạc của ông ngời ta cũng nhận thấy những sự kế thừa của âm nhạc lãng mạn, những xu hớng kịch tính và những

hng phấn cao độ. Trong các giao hởng của ông, chúng ta dễ dàng nhận ra những ảnh hởng của Tchaikovsky. Còn trong các Concerto nó thực sự là bút pháp hoàn toàn riêng của Rachmaninov.

Giới thiệu Rhapsodie trên chủ đề của Paganini, op 43 cho piano và dàn nhạc.

Tác phẩm Rhapsodie trên chủ đề của Paganini đợc hoàn thành vào năm 1934. Đây là một tác phẩm đợc viết ở hình thức biến tấu nhng lại mang đậm tính chất ngẫu hứng của thể loại rhapsodie. Chủ đề của tác phẩm đợc lấy ra từ capricio số 24 giọng la thứ của Paganini. Đây là một chủ đề rất nổi tiếng và đã từng đợc rất nhiều nhạc sĩ khai thác làm chủ đề cho các biến tấu trên đàn piano nh Brams, Liszt, M. Reger… Mỗi nhạc sĩ đều gặt hái đợc những thành công đáng kể nhng tác phẩm của Rachmaninov đợc coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất. Đặc biệt trong việc khai thác những kỹ thuật khó khăn của đàn piano. Phần phối khí dàn nhạc cũng khá sắc sảo và gây nhiều ấn tợng. Tác phẩm gồm có phần mở đầu và 24 biến khúc.

Phần mở đầu do dàn nhạc diễn tấu ở tốc độ nhanh. Môtíp quan trọng của chủ đề xuất hiện luân phiên giữa hai nhóm nhạc cụ là bộ dây và bộ gỗ thực sự đã gây đợc sự chú ý của ngời nghe ngay từ phút đầu.

Thí dụ 29. Phần mở đầu của Rhapsodie trên chủ đề của Paganini

Đặc điểm nổi bật của 24 biến khúc này là tính chất nhanh hoạt đầy sức sống. Tuy nhiên điểm giữa các biến khúc mang tính chất này Rachmaninov đã đa thêm vào những biến khúc mang tính chất trữ tình. Sau những biến khúc trữ tình thờng nảy sinh một chủ đề âm nhạc mới. Nh vậy chúng ta có thể chia nhóm các biến khúc nh sau:

Từ biến khúc 1 đến biến khúc 5 là nhóm biến tấu trang sức giai điệu, luôn ở giọng la thứ. Bóng dáng chủ đề vẫn còn đợc nhận ra gần nh nguyên dạng. Trong nhóm này có một điều đặc biệt là chủ đề của tác phẩm lại đợc xuất hiện lần đầu ở cuối biến khúc thứ nhất và do bộ dây diễn tấu.

Thí dụ 20. Chủ đề của tác phẩm

Biến khúc thứ 6 đợc coi là cầu nối để dẫn đến một bớc phát triển mới của tác phẩm. Đây là một biến tấu trữ tình trái ngợc với tính chất của nhóm biến tấu đầu tiên và cũng sẽ khác với tính chất của nhóm tiếp theo.

Từ biến khúc số 7 đến biến khúc số 10 xuất hiện một chủ đề mới do đàn piano diễn tấu. Với kết cấu giai điệu là những hợp âm có trờng độ lớn tạo ra một cảm giác trùng lại, đẩy sự phát triển của tác phẩm đến những cung bậc mới.

Thí dụ 31. Chủ đề mới xuất hiện ở phần piano

Biến khúc số 11 đợc coi là một biến tấu trữ tình hay nhất của tác phẩm. Nguyên tắc phối khí ở đây rất gần với âm nhạc lãng mạn. Tính chất trữ tình cũng sẽ đợc lập lại một lần nữa ở biến tấu số 18 và ở đó một chủ đề mới cũng đợc xuất hiện. Đây là một chủ đề rất gần gũi với chủ đề của chơng III trong Concerto cho piano và dàn nhạc op. 18.

Từ biến khúc 19 đến biến khúc 24 chúng ta lại thấy những đờng nét của chủ đề cũng nh những nhóm tiết tấu tiêu biểu đã từng khai thác ở những biến tấu trớc. Có thể coi nhóm biến tấu này nh sự tái hiện rút gọn của nhóm đầu. Tác phẩm kết thúc trong sự huy hoàng.

Một phần của tài liệu LS AN TG (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w