1.1. Định nghĩa
Dodécaphonique là một hệ thống hình thức của atonal. Một tác phẩm luôn chỉ đợc sáng tác tối đa trong 12 âm thuộc hệ thống chromatique với nguyên tắc cơ bản là mỗi nốt chỉ xuất hiện một lần. 12 âm sử dụng trong tác phẩm này còn đợc gọi là một serie nốt (hàng âm). Từ hàng âm này chúng ta có thể phát triển tác phẩm bằng cách sử dụng các dạng của chúng:
- Dạng nguyên thể (ký hiệu trong tất cả các sách giáo khoa trên thế giới là P). - Dạng đi dật lùi từ cuối lên đầu (ký hiệu là R).
- Dạng soi gơng (ký hiệu là D).
- Dạng đi dật lùi kết hợp với soi gơng (ký hiệu là RI).
Thí dụ hàng âm khởi đầu (P) của 5 tiểu phẩm cho dàn nhạc op. 16 của Schoenberg là : E F G Db Eb Ab D B C A Bb. Chúng ta sẽ có 3 dạng từ hàng âm khởi đầu nh sau:
...
1.2. Sự ra đời của kỹ thuật sáng tác dodécaphonique
Con đờng sáng tác theo kiểu dodécaphonique đã từng đợc một số nhạc sĩ Nga đề cập đến nh Nikolai Roslavets (1881-1944). Yefim Golychev (1887-1970) hay Nikolai Obouhov (1892-1954) tuy nhiên ngời đem lại sự thành công và tiếng vang cho kỹ thuật sáng tác này chính là Schoenberg.
Vào năm 1921 khi Stravinsky và Hidemith viết những tác phẩm cổ điển mới thì Schoenberg đã thông báo rằng ngời học trò của ông là Josef Rufer đã khám phá ra “một cái gì đó có thể đảm bảo cho âm nhạc Đức có một bớc tiến mới trong hàng trăm năm tiếp theo”. Sự khám phá đó là hệ thống sáng tác 12 âm (dodécaphonique). Thực ra từ những năm 1920, Schoenberg đã phát triển một phơng pháp sáng tác tổ chức âm nhạc atonal và ông gọi là “phơng pháp sáng tác trên 12 âm”. Một phần ông đã áp dụng vào 5 tiểu phẩm cho piano op. 23, Serenade op. 24 và Tổ khúc cho piano op. 25 (khoảng vào những năm 1920-1923). Đến năm 1923-1925 ông đã xuất bản những tác phẩm sử dụng kỹ thuật 12 âm mới này. Loại âm nhạc này của ông không có một chỗ đứng rộng lớn đối với ngời nghe lúc bấy giờ nhng ngời ta đã nhận ra sự cần thiết của kỹ thuật này cho sự phát triển của sự nghiệp sáng tác trớc hết là ở Tiệp và Berlin.