- Nhóm 3: Những nguyên nhân thuộc về vai trò của Nhà nước:
3.2.4.3. Đẩy mạnh các biện pháp tạo nguồn vốn phục vụ chương trình xoá đói giảm nghèo
giảm nghèo
- Bố trí sử dụng vốn hợp lý các nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư hàng năm dành cho hỗ trợ các mục tiêu XĐGN bao gồm:Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mcụ tiêu, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình của tỉnh về XĐGN, các nguồn vốn ngân sách của tỉnh, huyện, xã và vốn các chương trình, dự án tài trợ qua kênh Chính phủ quản lý thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục huy động, vận động bổ sung quỹ XĐGN từ các nguồn: Tiết kiệm chi ngân sách chi thường xuyên của tỉnh, huyện, xã; nguồn đóng góp xây dựng quỹ vì người nghèo của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước và cộng đồng xã hội. Cần có cơ chế thống nhất quản lý việc huy động và sử dụng nguồn này để các địa phương, đơn vị có cơ sở tổ chức thực hiện và kịp thời nêu gương, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích.
- Tiếp tục quản lý, sử dụng tốt hơn các nguồn vốn tín dụng ưu đãi phục vụ phục vụ người nghèo từ các quỹ của ngân hàng chính sách, vốn vay dự án nhỏ giải quyết việc làm
(vốn chương trình 120). Đồng thời kết hợp vốn tự có, tự vận động của các tổ chức hội, đoàn thể để đầu tư cho hộ nghèo.
Cần xây dựng kế hoạch ngân sách tổng thể 5 năm, 10 năm và thực hiện hàng năm cho chương trình XĐGN trên địa bàn. Theo kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2006-2010, thì tổng nguồn vốn có khả năng huy động để đầu tư, hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng xã nghèo, hộ nghèo, người nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 1.268 tỷ đồng (gấp 1,7 lần giai đoạn 2001 - 2005).
Trong đó: Ngân sách nhà nước 334 tỷ đồng; vốn tín dụng ưu đãi 634 tỷ đồng; vốn tài trợ nước ngoài qua các dự án ODA, NGO là 270 tỷ đồng, vốn huy động cộng đồng và các tổ chức trong nước khoảng 30 tỷ đồng.