Những tác động thuộc về quan điểm, chính sách XĐGN của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tình hình nghèo đói tại tỉnh Quảng Trị pot (Trang 32 - 33)

nước

Quan điểm, chủ trương và cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội là một nguồn lực quan trọng và thực sự của sự phát triển. Một ví dụ điển hình ở nước ta cho thấy rõ điều đó là: Thực hiện chủ trương khoán 10 trong nông nghiệp và thực hiện một số cải cách về sản xuất nông nghiệp trong những năm vừa qua đã đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai trên thế giới. Hay thực hiện quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và một loạt chính sách mở cửa trong kinh tế, ngoại giao... Trong những năm vừa qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, xã hội và XĐGN. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 1996 - 2005 từ 7-8%/năm. Một khi quan điểm, đường lối của Đảng, cùng với hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước theo đúng quy luật khách quan và phù hợp với thực tiễn thì nó trở thành động lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển. Ngược lại, quan điểm đúng mà cơ chế, chính sách không phù hợp, không đồng bộ hoặc cả quan điểm lẫn hệ thống cơ chế, chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm quá trình phát triển, thậm chí gây bất ổn chính trị, xã hội.

Tại Đại hội VII (6/1991), Đảng ta đã đề ra chủ trương: Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành XĐGN, thực hiện công bằng xã hội, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu và ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư; đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt ở một số vùng [28, tr.73].

Đến Đại hội VIII (1996), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: vấn đề nghèo khổ không được giải quyết thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng như quốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình ổn định, bảo đảm các quyền con người được thực hiện [29]. Cho đến nay, quan điểm tăng trưởng đi đôi với XĐGN luôn được Đảng ta quan tâm nhấn mạnh. Đó là cơ sở, tiền đề định hướng cho các chính sách, những giải pháp tập trung XĐGN có hiệu quả. Nhà nước có vai trò xây dựng chiến lược, kế hoạch, ban hành chính sách và tổ chức thực hiện XĐGN. Những chính sách nhằm tăng

trưởng đi đôi với XĐGN đạt kết quả, cần có những chính sách tạo cơ hội cho người nghèo là cho phép họ tham gia nhiều hơn vào sự phát triển. Những chính sách đó phải kết hợp được 3 nhiệm vụ lớn sau:

Thứ nhất, các chính sách cho từng vùng và cả nền kinh tế phải khuyến khích phát triển mạnh nông thôn và tạo ra nhiều công ăn việc làm ở thành thị. Nội dung của chính sách này là: đánh thuế nông nghiệp vừa phải, giải quyết tốt thị trường nông sản (trợ giá sản phẩm, trợ cước vận chuyển cho những vùng khó, mở rộng thị trường...); cung cấp cơ sở hạ tầng và tạo môi trường để người nông dân và người nghèo thành thị tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật.

Thứ hai, cần có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người nghèo tham gia vào sự phát triển bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận của họ tới đất đai, tín dụng, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng (y tế, giáo dục, văn hóa...).

Thứ ba, những vùng thiếu nguồn lực, mà tình trạng đói nghèo và sự xuống cấp môi trường có quan hệ với nhau, đòi hỏi phải có những biện pháp khác. Vì tiềm năng phát triển của vùng bị hạn hẹp và dân số gia tăng, nên cần có kế hoạch, quy hoạch bố trí dân cư, thực hiện di dãn dân phù hợp, nhà nước vẫn phải tăng đầu tư để đáp ứng nhu cầu cơ bản, duy trì hoặc tăng sản lượng và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN của quốc gia đã xác định. Công tác XĐGN phải được quan tâm ngay từ khi xây dựng chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước đối với công tác XĐGN. Thông qua kế hoạch phát triển KT-XH, Nhà nước chủ động điều tiết hợp lý các nguồn lực của toàn xã hội vào mục tiêu và hoạt động XĐGN quốc gia. Nhà nước xây dựng các biện pháp thiết yếu như: Đầu tư hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, lập các quỹ hỗ trợ xã hội... để giúp đỡ, bảo đảm cho người nghèo.

Nói tóm lại, để cụ thể hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước phải có chính sách thích hợp và kế hoạch cụ thể nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với công bằng xã hội và XĐGN đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tình hình nghèo đói tại tỉnh Quảng Trị pot (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)