- Tài nguyên du lịch và tài nguyên biển được xem là một trong những yếu tố nổi trội cần phát huy Với bờ biển dài 75km và vùng lãnh hải rộng lớn khá giàu hải sản có giá trị
b) Những khó khăn, thách thức chủ yếu:
2.2. THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 1 Thực trạng nghèo đói ở Quảng Trị
2.2.1. Thực trạng nghèo đói ở Quảng Trị
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện dần, công cuộc XĐGN của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, nghèo đói vẩn còn tồn tại trên cả diện rộng lẫn chiều sâu. Đến nay Quảng Trị là một trong số 17 tỉnh nghèo nhất nước. Năm 2001, tổng số hộ nghèo của tỉnh là 29.951 hộ, chiếm 24,45%; Cuối năm 2005, giảm xuống chỉ còn 9,8%, nhưng theo chuẩn mới của giai đoạn 2006-2010 của Bộ LĐ-TB &XH thì năm 2005 tỷ lệ này là 28,48%, trong đó số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách xã hội và người có công với cách mạng là 4.475 hộ, chiếm 11,75% tổng số hộ nghèo. Theo số liệu điều tra mức sống dân cư cho thấy mức độ phân hoá giàu-nghèo đang có xu hướng gia tăng. Năm 1999 khoảng cách thu nhập về chênh lệch bình quân một người của nhóm giàu nhất gấp 4,26 lần nhóm nghèo nhất thì đến năm 2004 khoảng cách này tăng lên 5,68 lần. Thu nhập bình quân một người/tháng/năm của Quảng Trị năm 2001 là 224000 đồng, thấp hơn các vùng khác trong nước (trừ vùng Tây Bắc 212000 đồng) và chỉ bằng 54,25% mức bình quân chung của cả nước. Đến năm 2004 tăng lên 306,2 nghìn đồng, bằng 63% bình quân chung của cả nước. Dưới đây là nhưng biểu hiện chủ yếu về tình hình nghèo đói của tỉnh Quảng Trị.
* Nghèo đói theo khu vực:
Do đặc điểm tự nhiên và các yếu tố kinh tế xã hội tác động, nên sự phân bố các hộ nghèo đói giữa các vùng, khu vực có sự khác nhau, thể hiện bảng 2.1.
Cuối năm 2005 (theo chuẩn giai đoạn 2006-2010) thì toàn tỉnh có 38.085 hộ nghèo, chiếm 28,48% tổng số hộ, trong đó: Khu vực thành thị 4.328 hộ (chiếm 11,36%); nông thôn 33.757 hộ (chiếm 84,64%), tập trung chủ yếu ở các hộ thuần nông. Khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao là ở Miền núi (47%), biển (35,2%). Đây là những vùng có điều kiện phát triển khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, thường bị thiệt hại do thiên tai và cũng là nơi đồng bào các DTIN sinh sống. Những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 30% tổng số hộ của huyện), đang cần được quan tâm XĐGN mạnh hơn là Đakrông (63,6%), Hướng Hóa (41,7%) và Gio Linh (33,5%); các huyện còn lại đều có tỷ lệ hộ nghèo khá cao (từ 25,6%- 28,8%) là Vĩnh Linh (25,6%), Triệu Phong (27,6%), Cam Lộ (28,8%), Hải Lăng (27,5%); Thị xã Đông Hà và Thị xã Quảng Trị có tỷ lệ nghèo đói thấp (8,9%-11%). Ngay trong mỗi
huyện, các xã ở vùng thấp, ven đường quốc lộ, thị trấn, thị tứ, họăc có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất, thường là nơi tập trung đông dân cư, cơ sở hạ tầng phát triển hơn và tỷ lệ nghèo đói thấp hơn so với những xã khác của huyện. Riêng huyện đảo Cồn Cỏ là huyện mới thành lập, trước đây là đảo quân sự, hiện tại dân cư không đáng kể nên không đưa vào phân tích.
Bảng 2.1: Tình hình nghèo đói theo vùng, miền, khu vực (cuối năm 2005)
Tên vùng, khu vực, huyện, thị Tổng số hộ dân (hộ) Tổng số hộ nghèo (hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1. Toàn quốc 17.866.868 3.904.003 22
2. Khu vực miền Trung 3.798.198 1.159.700 30,5
3. Tỉnh Quảng Trị 133.714 38.085 28,48
a) Chia theo thành thị ,nông thôn
- Thành thị 33.260 4.328 13
- Nông thôn 100.454 33.757 33,6
b) Chia theo vùng, miền
- Miền núi 24.580 11.560 47
- Đồng bằng, trung du 97.959 22.586 23
- Ven biển 11.175 3.939 35,2
c) Chia theo huyện, thị xã
- Thị xã Đông Hà 16.740 1.848 11
- Thị xã Quảng Trị 3.928 332 8,9
- Huyện Vĩnh Linh 22.240 5.699 25,6
- Huyện Gio Linh 16.437 5.514 33,5
- Huyện Cam Lộ 10.606 3.059 28,8
- Huyện Triệu Phong 22.502 6.231 27,6
- Huyện Hải Lăng 21.971 6.052 27,5
- Huyện Hướng Hoá 13.335 5.562 41,7
Nguồn: Số liệu của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Quảng Trị.
* Nghèo đói theo thành phần dân tộc và đối tượng chính sách:
- Dân tộc ít người (DTIN) ở Quảng Trị có 2 dân tộc chính là Vân Kiều và Pacô. Tổng số hộ của 2 dân tộc này (cuối năm 2005) là 11.032 hộ (chiếm 8,25% số hộ toàn tỉnh); tổng số hộ nghèo đói là 8.521 hộ (chiếm tỷ lệ 77,24%). Về trình độ phát triển, truyền thống lịch sử và văn hóa, các phong tục, tập quán sinh hoạt và sản xuất gần giống nhau và do chiếm tỷ lệ dân số ít, nên trong phân tích KT-XH và nghèo đói có thể chia thành 2 nhóm chính để xem xét, đó là nhóm người kinh và nhóm DTIN.
Bảng 2.2: Tình hình nghèo đói theo dân tộc (cuối năm 2005)
Dân tộc Dân số (người) Hộ gia đình (Hộ) Hộ nghèo (Hộ) Tỷ lệ hộ nghèo theo từng dân tộc (%) Toàn tỉnh 611.122 133.714 38.085 28,48 Dân tộc kinh 551.838 122.682 29.481 24,03
Dân tộc Vân Kiều 47.455 8.757 6.766 77,26
Dân tộc Pacô 11.829 2.275 1.755 77
Nguồn: Số liệu của Sở lao động và Ban dân tộc.
Do ảnh hưởng của tập quán canh tác, truyền thống văn hóa còn nhiều điểm chưa tiến bộ, đặc điểm hoạt động kinh tế và môi trường phát triển mà kết quả là tỷ lệ nghèo và mức độ nghèo của các DTIN là rất cao so với dân tộc Kinh. Cuối năm 2005 theo chuẩn nghèo của giai đoạn 2006-2010 của Bộ LĐ-TB&XH thì số hộ nghèo toàn tỉnh là 38.085 hộ, chiếm 24,48%, trong khi đó số hộ DTIN là 11.032 (chiếm 8,25% số hộ) nhưng có 8.521 hộ nghèo, chiếm 22,37% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc Kinh chỉ có 24,03%; trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo của các DTIN chiếm 77,1-77,26%. Số hộ nghèo DTIN chủ yếu tập trung ở vùng miền núi của tỉnh, cơ sở hạ tầng thấp kém, nhất là hệ thống giao thông.
- Nghèo đói thuộc đối tượng chính sách: Theo kết quả điều tra nghèo đói của Sở LĐ- TB&XH thì cuối năm 2005 có 4.475 hộ nghèo đói thuộc đối tượng chính sách (chiếm 11,75%), trong đó 2.376 hộ thuộc diện có công với cách mạng, 2.099 hộ là diện chính sách
xã hội. Trong tổng số hộ nghèo có 4.259 hộ mà chủ hộ là phụ nữ. Tỷ lệ và mức độ nghèo đói cao đối với các đối tượng chính sách và người DTIN đang là vấn đề lớn phải quan tâm trong các chính sách XĐGN của tỉnh hiện nay và tương lai.
* Về mức độ nghèo:
Những năm gần đây, do sự nổ lực không ngừng trong công tác XĐGN, đời sống của người dân trong tỉnh đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 24,45% năm 2001 đến cuối năm 2005 (theo chuẩn cũ) chỉ còn 9,8%, bình quân mỗi năm giảm gần 3%; nhưng khi thay đổi chuẩn mới thì con số này tăng lên là 28,48%, cho thấy đối tượng cận kề ngưỡng nghèo là rất cao. Quảng Trị hiện có 48 xã có tỷ lệ hộ nghèo rất cao (trên 35%), chiếm 34,8% tổng số xã trong tỉnh, phân bố tập trung ở vùng miền núi và một số xã vùng bãi ngang ven biển. Đáng chú ý là hầu hết các xã vùng miền núi có đồng bào DTIN sinh sống đều thuộc đối tượng các xã này. Theo Bảng 2.3 có 20 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30- 35 % (chiếm 14,5%); 31 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25 - 30 % (chiếm 22,4 %); chỉ có 7 xã, phường, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10 % (chiếm 5%). Trong khi ở nước ta đã có nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc TW đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%, đã có nhiều xã, phường không có hộ nghèo và đang phấn đấu tăng tỷ lệ hộ giàu. Đây là một thách thức lớn cho công tác XĐGN của tỉnh trong thời gian tới.
Bảng 2.3: Phân loại các xã nghèo tỉnh Quảng Trị
Tên huyện, thị xã
T.Số xã, phường, thị trấn
Tỷ lệ nghèo của các xã, phường, thị trấn Dưới 10% 10%- 15% 15%- 20% 20%- 25% 25%- 30% 30%- 35% Trên 35% 1.Thị xã Đông Hà 9 4 4 - 1 - - - 2.Thị xã Quảng Trị 2 1 1 - - - - - 3.Huyện Vĩnh Linh 22 1 3 1 3 6 2 6
4.Huyện Gio Linh 20 - - - - 8 5 7
6.Huyện Triệu Phong
19 - 2 - 3 7 5 2
7.Huyện Hải Lăng 21 1 - 2 3 8 5 2
8.Huyện Hướng Hoá
22 - 2 - 4 - - 16
9.Huyện Đakrông 14 - - 1 - - - 13
Tổng cộng 138 7 12 5 15 31 20 48
Nguồn: Số liệu của Sở LĐTB và XH tỉnh Quảng Trị.
* Mức độ nghèo đói cón thể hiện qua bức tranh: Thu nhập, chi tiêu của người nghèo và khoảng cách giàu nghèo. Có thể thấy được thu nhập của hộ nghèo và sự phân hóa giàu-nghèo qua khảo sát thu nhập và chi tiêu của các nhóm dân cư, theo Bảng 2.4:
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng (giá hiện hành)
Đơn vị tính:1000đ
Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2002- 2004 Năm 2002 Năm 2004 1.Toàn quốc 356 484,4 16,6 2.Bình quân vùng Bắc Trung Bộ 235,4 317,6 16,2 3.Tỉnh Quảng Trị 227,35 306,2 15,76
a) Chia theo thành thị, nông thôn
- Thành thị 337,68 403,3 9,09
- Nông thôn 190,43 270,1 18,87
b) Chia theo 5 nhóm (Mỗi nhóm 20% số hộ)
- Nhóm 2 (N2) 131,32 182,4 17,47 - Nhóm 3 (N3) 179,84 236,9 14,45 - Nhóm 4 (N4) 258,20 343,7 15,32 - Nhóm 5 (N5) 484,29 657,7 16,19 Chênh lệch nhóm (N5) so với (N1) (lần) 5,71 5,86
Nguồn: Số liệu điều tra MSDC tỉnh Quảng Trị năm 2004 của Cục thống kê Quảng Trị.
Thu nhập của dân cư tỉnh Quảng trị trong những năm qua có tăng, nhưng tăng chậm hơn so với cả nước và thấp hơn bình quân chung của Vùng Bắc Trung Bộ. Thu nhập bình quân nhân khẩu của nhóm hộ gần giàu nhất (N4) của Quảng Trị chỉ bằng 71% bình quân chung của cả nước và cao hơn mức bình quân chung của Vùng Bắc Trung Bộ không đáng kể (cao hơn 8%). Thu nhập bình quân nhân khẩu của nhóm giàu nhất Quảng Trị (N5) cũng rất thấp, chỉ cao hơn bình quân chung cả nước 35,7%; cho thấy Quảng Trị là tỉnh rất nghèo. Theo tính toán của Cục thống kê Quảng Trị thì với chuẩn nghèo chung cho cả hai khu vực nông thôn và thành thị (được tính theo chuẩn nghèo thống nhất với WB) thì:
Năm 2002: 160.000 đồng
Năm 2004: 178.000 đồng [40, tr.44].
Đối với Quảng Trị thì nhóm 1 (N1) còn thấp hơn chuẩn nghèo là 37,1%, còn nhóm 2 (N2) thì xấp xỉ với chuẩn nghèo. Phân hóa giàu nghèo cũng có xu hướng tăng, nhưng mức tăng không lớn. Chênh lệch thu nhập bình quân nhân khẩu của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất ở Quảng Trị năm 1999 là 4,26 lần, năm 2002 là 5,71 lần và năm 2004 là 5,86 lần (theo báo cáo Việt Nam thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ thì cả nước năm 2004, khoảng cách này là 8,5%). Năm 2004 toàn tỉnh có 60,39% số hộ trong ngành nông, lâm, thuỷ sản và chiếm 39,84% thu nhập dân cư; 11,18% hộ lao động trong ngành CN- XD, 26,08% hộ lao động trong ngành dịch vụ có thu nhập chiếm 60,16% tổng thu nhập dân cư, trong đó riêng lĩnh vực thương mại, du lịch là 16,96% [40, tr34]
- Chi tiêu cho đời sống hộ nghèo được phản ánh qua chỉ tiêu: chênh lệch về chi tiêu cho đời sống của các nhóm dân cư.
+ Năm 2004 chi tiêu bình quân đầu người (theo giá hiện hành) là 267,9 nghìn đồng (tăng 27,2% so với năm 2002), trong đó chi tiêu cho đời sống 239,5 nghìn đồng (chiếm 89,4% tổng chi tiêu). Mức chênh lệch về chi tiêu của các nhóm dân cư được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.5: Chênh lệch về chi tiêu giữa nhóm 5 và nhóm 1 của Quảng Trị (lần)
Năm 2002 Năm 2004