CHỈ TIÊU ĐỜI SỐNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tình hình nghèo đói tại tỉnh Quảng Trị pot (Trang 56 - 59)

II. Chênh lệch về chỉ tiêu cho đời sống

CHỈ TIÊU ĐỜI SỐNG

THU NHẬP

CHỈ TIÊU ĐỜI SỐNG

Trong tổng số chi tiêu cho đời sống chung của toàn bộ dân cư thì chi tiêu cho ăn uống, hút 49%, còn lại chi mua sắm 40,4%, chi khác 11,6%. Riêng N1, N2 trên 65% chi cho ăn uống, hút.

* Quy mô nhân khẩu, lao động và sử dụng thời gian lao động của hộ nghèo:

- Nhân khẩu: Năm 2004, theo kết quả khảo sát của Cục thống kê cho thấy , bình quân nhân khẩu/hộ toàn tỉnh là 4,6 người (năm 2002: 4,7 người); trong đó thành thị: 4,4 người/hộ, nông thôn 4,7 người/hộ, dân tộc thiểu số 6,5 người/hộ.

Bảng 2.6: Bình quân nhân khẩu 1 hộ (năm 2004)

Đơn vị tính: người Chung Nhóm 1 Nhóm 5 Toàn tỉnh 4,6 5,63 4,02 Thành thị 4,4 5,7 4,1 Nông thôn 4,7 5,6 4 Nguồn:

Qua phân tích số liệu cho thấy; quy mô nhân khẩu/hộ của vùng nông thôn lớn hơn thành thị và nhóm nghèo nhất lớn hơn nhóm giàu nhất rất nhiều, điều này phản ánh thực tế là hộ nghèo có nhân khẩu đông, vùng nghèo có bình quân nhân khẩu trên hộ cũng đông hơn.

- Lao động: Lao động trong độ tuổi bình quân/hộ là 2,3 người, trong đó thành thị 2,6 người/hộ, nông thôn 2,2 người/hộ. Nhóm nghèo ở nông thôn thì cứ một lao động trong độ tuổi phải nuôi 1,4 người ăn theo, tuy nhiên có một bộ phận lao động trong độ tuổi không có việc làm hay không tham gia làm việc phải ăn theo cũng không nhỏ.

Trong số người sống phụ thuộc bình quân một lao động thì trẻ em trong một hộ khá cao (1,7 người), nhóm nghèo ở khu vực nông thôn là 2,9 người, còn dân tộc thiểu số ở nhóm 1 là 3,5 người. Theo số liệu điều tra lao động việc làm 1/7/2005 của tỉnh: lao động qua đào tạo đạt thấp 23,3%, còn 76,7% lao động chưa qua đào tạo, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và các nhóm (N1, N2, N3). Số giờ làm việc trung bình 1 người /1ngày trong năm 2004 của người lao động từ 15 tuổi trở lên đạt thấp, chỉ làm 4,8 giờ/ngày (thành thị là 5,4 giờ, nông thôn 4,6 giờ). Nhóm nghèo (N1, N2, N3) ở nông thôn chỉ đạt 4-4,2 giờ/ngày. Số trẻ em từ 6-15 tuổi đang tham gia lao động có 7%, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng DTIN (Nhóm 1:17,4%, Nhóm 2:10,3%, Nhóm 3: 9,8%) [40, tr32].

* Trình độ văn hoá và chăm sóc sức khoẻ của người nghèo:

- Trình độ văn hoá: Trình độ văn hoá của người nghèo được thể hiện qua các chỉ số: Tỷ lệ biết chữ của dân số, tỷ lệ bằng cấp cao nhất của dân số và chỉ tiêu cho giáo dục đào tạo. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư Quảng Trị của Cục thống kê năm 2004 cho ta những số liệu của các bảng 2.7 dưới đây:

Bảng 2.7: Tỷ lệ biết chữ của dân số 10 tuổi trở lên (năm 2004)

Đơn vị tính: % Tổng số 5 nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Toàn tỉnh 91,6 84,6 90,2 93,9 94,9 95,4 Thành thị 94,5 95,9 91,2 93,5 96,4 98,6 Nông thôn 90,1 83,4 89,8 94 92,3 94,7 Nguồn:

Bảng 2.8: Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của dân cư 15 tuổi trở lên

Đơn vị tính: %

Bằng cấp cao nhất

của thành viên hộ Chung

Trong đó

Nông thôn Dân tộc ít

người

H.nghèo N: 2003

Chưa bao giờ đi học/chưa T.nghiệp cấp I 22,7 26,7 58,5 38,8 - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Dạy nghề - THCN - ĐH, CĐ trở lên - Trên ĐH 26,7 31,2 13,2 1 2,7 2,5 0,12 29,3 30,0 10,7 0,4 1,5 1,5 0,1 21,5 17,1 2,2 0,0 0,8 0,0 0,0 29,8 27,5 2,8 1,1 0,0 0,0 0,0

+ Chi tiêu cho giáo dục-đào tạo chiếm 5,2% tổng chi tiêu của dân cư, trong đó khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (3,6%), hộ nghèo của nông thôn còn thấp hơn nữa. Hộ thu nhập cao có điều kiện đầu tư cho giáo dục cao nên tỷ lệ biết chữ cũng cao hơn hộ thu nhập thấp. Tỷ lệ biết chữ của dân số 10 tuổi trở lên chiếm 84,6% trong khi đó nhóm 5 là 95,4%. Nhóm 1,2,3 tuy tỷ lệ biết chữ cao nhưng dừng lại ở mức biết chữ là chủ yếu. Tỷ lệ người có bằng cấp đại học, cao đẳng trở lên chỉ đạt 2,5 % và tập trung ở thành thị; trung học chuyên nghiệp (THCN) có cao hơn nhưng cũng chỉ 2,7%, còn phần lớn là cấp I, II. Số chưa bao giờ đi học hoặc chưa tốt nghiệp cấp I chiếm tỷ lệ khá cao, toàn tỉnh 22,7%. Đáng chú ý là số người chưa bao giờ đi học hoặc chưa tốt nghiệp cấp I ở nhóm tuổi 55 tuổi trở lên chiếm 67,9 % tập trung nhiều ở vùng DTIN và hộ nghèo. Nếu chia theo giới thì 26,7 % là nữ chưa bao giờ đi học [40, tr 21-23].

- Về chi tiêu cho y tế và tình trạng sức khoẻ của người nghèo.

Hiện nay, toàn tỉnh có 138/138 xã có trạm y tế, ngoài ra có gần 130 cơ sở tư nhân đang hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo. Nhưng do thu nhập thấp nên người nghèo ít có khả năng đầu tư để tự chăm lo sức khoẻ cho mình. Năm 2004, tỷ trọng chi cho y tế bình quân đầu người của tỉnh chiếm 5,5% tổng chi tiêu của hộ, trong đó ở khu vực

thành thị là 7,7%, còn nông thôn 4,7%; riêng nhóm I ở nông thôn chỉ chi 2,3%, còn nhóm 5 gấp 2,34 lần nhóm I. Do không có khả năng tự chăm lo sức khoẻ cho mình nên hộ nghèo hay bị bệnh tật, đau ốm.

* Tình trạng nhà ở, đất sản xuất, nước và điện sinh hoạt của hộ nghèo:

- Nhà ở: Năm 2004 toàn tỉnh có 12,55% nhà kiên cố, nhà bán kiên cố là 63,53%, nhà tạm và nhà khác là 23,92%. Trong tổng số 38.085 hộ nghèo, có 1.632 hộ không có nhà ở (chiếm 4,33%); Nhà tạm bợ có 16.732 hộ (chiếm 43,9%), trong đó: hộ chính sách 1.972 hộ, DTIN 6.697 hộ; Nhà bán kiên cố 19.261 hộ (chiếm 50,57%); Nhà kiên cố chỉ có 460 hộ (chiếm 1,2%).

- Về đất sản xuất: Hiện nay có 5.257 hộ thiếu đất sản xuất, trong đó hộ DTIN thiếu đất sản xuất là 1.278 hộ (chiếm 15% tổng số hộ nghèo thuộc DTIN).

- Về điện và nước sinh hoạt: cuối năm 2005 có 14,37% hộ nghèo chưa có điện sinh hoạt (tập trung ở vùng núi); 82,84% số hộ nghèo dùng nước không hợp vệ sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ tình hình trên cho thấy, vấn đề đặt ra cho chương trình XĐGN của tỉnh phải hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo (nhất là đối tượng chính sách và đồng bào DTIN), hỗ trợ đất sản xuất, đầu tư điện và giải quyết nước sạch còn rất nhiều việc phải làm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tình hình nghèo đói tại tỉnh Quảng Trị pot (Trang 56 - 59)