- Nhóm 3: Những nguyên nhân thuộc về vai trò của Nhà nước:
3.2.2.1. Quy hoạch bố trí lại dân cư những nơi cần thiết
- Đối với vùng miền núi: Tiến hành xây dựng một số vùng kinh tế mới ở các xã vùng Lìa (xã Thuận, Thanh, A Túc, Ba Nang); khu vực các xã Hướng Phùng, Hướng Lộc, Hướng Sơn, Hướng Linh... để đưa dân vùng đồng bằng, vùng ven biển lên xây dựng làng mới kết hợp di giãn dân nội vùng hợp lý để khai thác tiềm năng đất đai hiện còn rất lớn hiện chưa khai thác hoặc khai thác không hiệu quả. Chú ý bố trí dân cư xen kẽ giữa các hộ người Kinh với các hộ đồng bào DTIN để trợ giúp lẫn nhau trong quá trình phát triển, tăng nhanh tốc độ phát triển của đồng bào DTIN.
- Đối với vùng đồng bằng và trung du: Thực hiện di giãn dân khu vực đồng bằng lên vùng trung du nơi còn rất nhiều đất trống đồi trọc chưa được khai thác, giảm bớt mật độ dân cư ở khu vực đồng bằng; hình thành các làng mới, làng thanh niên lập nghiệp.
- Ở vùng ven biển: Thực hiện giãn dân ở khu vực sát biển ra vùng cát bằng ở sâu trong nội đồng, kết hợp các biện pháp cải tạo đất vùng cát, xây dựng các mô hình nông, lâm kết hợp, nhằm phát triển kinh tế và cải tạo môi trường vùng cát ven biển, XĐGN.
3.2.2.2.Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội phù hợp với đặc điểm của từng vùng, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực nghèo
- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu vực động lực kinh tế-xã hội để khai thác lợi thế tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông nội vùng; điện; cấp thoát nước; giải phóng mặt bằng; xử lý ô nhiễm môi trường ở các khu chức năng, khu công nghiệp, khu cửa khẩu, ở khu trung tâm của khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh.
- Hoàn thiện quy hoạch xây dựng và đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị của thị trấn Lao bảo, thị trấn Khe Sanh để 2 thị trấn này sớm trở thành đô thị loại III trước năm 2015. Đồng thời tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở thị trấn Krông Klang (Đa Krông).
- Tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển du lịch khu vực hồ thủy lợi thủy điện Rào Quán, khu nghỉ mát ở đồi Động Tri (Hướng Hoá), kết hợp hệ thống di tích lịch sử trong vùng để làm cơ sở cho việc thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, sớm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của vùng.
- Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các khu vực nghèo:
+ Nâng cấp một số tuyến đường chính vào các trung tâm kinh tế, dân cư và hệ thống giao thông đối ngoại phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: trục đường Hồ Chí Minh nhánh Bắc nối thị trấn Khe Sanh với các xã chuyên canh cà phê ở Hướng Phùng, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Tân và nhánh nam nối với thị trấn Krông Klang với cửa khẩu quốc gia La Lay, nhánh nối thị trấn Cam Lộ với các xã miền núi của huyện Gio Linh; trục đường nối quốc lộ 9 (đường xuyên Á) với các xã vùng Lìa là vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp chế biến tinh bột sắn, gỗ ván ép.. và một số trục đường quan trọng khác; hoàn thành xây dựng đường về các xã chưa có đường ô tô.
+ Thông tin liên lạc: Mở rộng mạng lưới và tăng cường năng lực phục vụ của hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông trên toàn vùng, phấn đấu đến năm 2010, có 100% xã có điểm bưu điện -văn hoá xã, các điểm tập trung dân cư có mạng lưới điện thoại cố định, các khu vực thị trấn, thị tứ, khu du lịch, kinh tế tập trung được phủ sóng điện thoại di động. 100% vùng miền núi được phủ sóng phát thanh và truyền hình.
+ Phát triển hệ thống cung cấp điện: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy thuỷ lợi thuỷ điện Rào Quán đảm bảo hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2008. Thực hiện
chương trình điện khí hoá nông thôn theo quy hoạch đã được duyệt với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", phấn đấu đến năm 2010 có trên 100% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. Những vùng quá xa xôi có thể phát triển thuỷ điện nhỏ theo quy mô hộ gia đình hay nhóm hộ, sử dụng điện gió.
+ Tập trung xây dựng, nâng cấp hệ thống hồ, đập để chủ động tưới, tiêu cho sản xuất: sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi và cấp nước sạch hiện có, kiên cố hoá kênh mương dẫn nước, phát triển thuỷ lợi nhỏ và các công trình cấp nước sạch sinh hoạt cho các thôn, bản theo đề án quy hoạch thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Tăng cường các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng: chợ nông thôn, trung tâm thương mại, dịch vụ, các trạm trại phục vụ sản xuất; cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục, văn hoá.
* Đối với vùng đồng bằng trung du:
- Tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị Đông Hà để đến năm 2010 trở thành thành phố. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng để đến năm 2010 hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng 2 khu công nghiệp: Nam Đông Hà và Quán Ngang. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề, mỗi huyện ít nhất có một cụm công nghiệp.
- Tích cực giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho các dự án do Trung ương đầu tư như: nâng cấp quốc lộ 9, đường tránh thị xã Đông Hà và nhiều công trình khác. Hoàn thành xây dựng và nâng cấp các tuyến đường tỉnh quản lý, các đầu mối giao thông chính, trạm trung chuyển hàng hoá tại ngã tư Sòng phục vụ nhu cầu phát triển của tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây; kiên cố hoá hệ thống giao thông nông thôn, đến năm 2010 đạt 70% km đường hiện có.
- Hiện đại hoá mạng bưu chính viễn thông đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế. Sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội, quản lý kinh tế.
- Nâng cấp, cải tạo lưới điện hạ thế và thực hiện chương trình điện khí hoá nông thôn theo đề án đã được phê duyệt.
- Nâng cấp công trình thuỷ lợi Nam Thạch Hãn; đê bao chống úng vùng trũng Hải Lăng; đê ngăn cát bảo vệ nội đồng chạy dọc 2 huyện Triệu Phong-Hải Lăng; kè chống xói
lở bờ sông Thạch Hãn, sông Hiếu, sông Ô Lâu; xây dựng một số hồ thủy lợi nhỏ và hoàn thiện hệ thống kênh mương dẫn nước đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích canh tác lúa của vùng và một số vùng trồng cây công nghiệp, cây thực phẩm.
- Hoàn thành dự án cải tạo hệ thống cấp nước cho các đô thị trong toàn tỉnh: Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các thị trấn, các khu công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 có 100% thị xã, thị trấn có hệ thống cấp nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn.
- Nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh và các trung tâm y tế huyện; hoàn thành xây dựng trường dạy nghề tổng hợp tỉnh, phân viện đại học Huế tại Đông Hà và hệ thống các cơ sở đào tạo, giáo dục phổ thông trong vùng. Hoàn thành một số công trình văn hoá, thể dục, thể thao lớn của tỉnh như: Sân vận động tỉnh và một số huyện; nâng cấp thiết bị đài phát thanh truyền hình tỉnh và các huyện. Củng cố và nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng hoạt động y tế, giáo dục, văn háo thông tin, các cơ sở dịch vụ ở các xã.
* Đối với vùng ven biển:
- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá hai trung tâm du lịch của vùng ven biển là Cửa Việt và Cửa Tùng gắn với phát triển khu du lịch đảo Cồn Cỏ. Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch ven biển đã được quy hoạch, các trung tâm thị trấn, thị tứ, các cụm kinh tế kỹ thuật và dịch vụ trong vùng.
- Về giao thông liên lạc: Mục tiêu đến năm 2010, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc thông suốt đến toàn vùng. Hoàn thiện hệ thống đường giao thông ven biển; trước mắt là đường nối cảng CửaViệt và khu nghỉ mát Cửa Tùng với tổng chiều dài 15 km. Hoàn thành cầu Cửa Tùng bắc qua sông Bến Hải; triển khai xây dựng cầu Cửa Việt bắc qua sông Hiếu để tạo sự liên kết không gian lãnh thổ toàn bộ vùng biển. Xây dựng các tuyến đường nối quốc lộ 1A và các trung tâm thị xã, thị trấn, thị tứ với trục đường ven biển để mở rộng khả năng giao lưu kinh tế của vùng miền ven biển với các vùng khác trong tỉnh và các tỉnh khác, trọng tâm là các tuyến đường: Tỉnh lộ 64, 68, 70, 75 đông, đường 8 và đường đi qua thị trấn Hồ Xá-Cáp Lài (huyện Vĩnh Linh).v.v.Kiên cố hoá giao thông nông thôn vùng cát ven biển. Nghiên cứu để nâng cấp cảng Cửa Việt để tàu 2000 tấn có thể ra vào được thuận lợi; xây dựng tuyến đường biển từ Cửa Việt, Cửa Tùng ra đảo Cồn Cỏ để khai thác và bảo vệ có hiệu quả vùng biển của Tổ quốc trên phạm vị của tỉnh.
- Mở rộng và tăng cường năng lực phục vụ của hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đời sống nhân dân trong vùng. Đến
năm 2010 có 100% số xã có điểm bưu điện văn hoá; toàn vùng được phủ sóng điện thoại di động; tăng cường thiết bị thông tin giữa đất liền với các đội tàu thuyền hoạt động trên biển. Phát triển rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý kinh tế-xã hội.
- Sửa chữa và hoàn thiện mạng lưới cung cấp điện theo chương trình điện khí hoá nông thôn. Đến năm 2010, 100% số hộ trong toàn vùng được sử dụng lưới điện quốc gia cho sinh hoạt; cung cấp đủ điện cho các cơ sở sản xuất.
- Phát triển đồng bộ hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới, sinh hoạt, thoát nước ứ, ngăn mặn, cải tạo môi trường vùng cát phục vụ phát triển sản xuất và đời sống. Trong đó đáng chú ý là nâng cấp, cải tạo và xây dựng các công trình sau:
+ Củng cố, nâng cấp hệ thống kênh mương để sử dụng nguồn nước của các hồ: Thủy Tú (huyện Vĩnh Linh), hồ Khe Mương, hồ Kinh Môn, hệ thống sông đào Cánh Hòm (huyện Gio Linh); kênh mương lấy nước từ công trình đại thuỷ nông Thạch Hãn phục vụ cho vùng cát ven biển 2 huyện Triệu Phong, Hải Lăng.
+ Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống đê chắn cát toàn vùng (dài 60 km). Xây dựng hệ thống kênh tách nước cát dọc theo bờ biển nhằm giải quyết ngập úng, ngăn lũ, chống cát lấp, giảm chua phèn, cải tạo đồng ruộng...
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá (các khu neo đậu, tránh, trú bão; sửa chữa tàu thuyền; cung cấp nguyên nhiên liệu, chợ cá...) ở khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng và đảo Cồn Cỏ phục vụ tàu thuyền đánh bắt hải sản trên biển nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của toàn vùng.
- Quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục, văn hoá...