của tỉnh là 474.415ha trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 68.928 ha (chiếm 14,5%)
+ Đất lâm nghiệp có rừng: 149.812 ha (chiếm 31,6%) + Đất chuyên dùng: 18.255 ha (chiếm 3,9%)
+ Đất ở (Nông thôn và đô thị): 3.590 ha (chiếm 0,77%) + Đất chưa sử dụng: 233.830 ha (chiếm 49,23%)
Trong đó đất bằng có khả năng trồng cây nông nghiệp 22.800 ha (chiếm 7,95% đất chưa sử dụng); Đất có khả năng trồng cây lâm nghiệp 193.485 ha (chiếm 82,9%). Đây là tiềm năng cho phân bố lại dân cư ngày càng hợp lý để khai thác tiềm năng đất đai chưa sử dụng. Tuy nhiên, phần lớn các loại đất này là cồn cát, bãi cát, đất chua mặn, đất đồi có tầng dày mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, phân bố rải rác. Do đó để khai thác đưa vào sử dụng phải đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật và thuỷ lợi... [35, tr.32].
- Tài nguyên nước: Quảng Trị có nguồn nước khá dồi dào nhưng khả năng khai thác còn hạn chế. Toàn tỉnh có 12 con sông tập trung thành 3 hệ thống chính và phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh cụ thể là:
Hệ thống sông Bến Hải tổng chiều dài 59km, hệ thống sông Mỹ Chánh tổng chiều dài 246km; hệ thống sông Thạch Hãn tổng chiều dài 150km. Hầu hết các sông đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy ra biển Đông qua hai cửa biển là cửa Việt và cửa Tùng, riêng sông Mỹ Chánh chảy vào Thừa Thiên Huế. Nhìn chung các sông không dài, lòng sông hẹp và dốc tạo ra nhiều ghềnh thác có khả năng phát triển thuỷ điện trong đó lớn nhất là sông Rào Quán đang được xây dựng công trình thuỷ điện với công suất 100Mw. Do tốc độ dòng chảy lớn nên phù sa lắng động ít. Mùa mưa do cửa sông chảy ra biển hẹp nên thoát nước chậm dễ gây úng lụt. Ngược lại về mùa khô lượng nước ở các sông thấp nên ở hạ lưu thuỷ triều xâm lấn gây nhiễm mặn. Do đặc điểm địa hình dốc và bị chia cắt mạnh nên kiến tạo nên nhiều ao hồ, thung lũng tự nhiên có thể xây dựng các công trình hồ đập thuỷ lợi phục vụ sản xuất; điển hình là: Bàu Thuỷ Ứ, Bàu Dú, Mỏ Vịt, Trà Trì, Trà Lộc, Đập dâng Thạch Hãn, Hồ Đá Mài, Hồ Trúc Kinh, Hồ Bảo Đài, Hồ Hà Thượng v.v.. tạo cho tỉnh một tiềm năng lớn về nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.