QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP

Một phần của tài liệu Tai lieu tham khao moi 123 (Trang 55 - 57)

CHỦ NGHĨA - VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Nhà nước là một hiện tượng xã hội - lịch sử, vì vậy sự phát triển của nó phải tuân theo các quy luật vân động và phát triển của xã hội.

Là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng, do đó nhà nước phải thay đổi phù hợp với sự phát triển của cơ sở kinh tế và phù hợp với các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng xã hội.

Đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nhu cầu xây dựng một xã hội dân chủ, nhân đạo, công bằng, bác ái là phải xây dựng một nhà nước pháp quyền. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là khâu trọng yếu trong đổi mới hệ thống chính trị.

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền phải xuất phát từ các luận điểm sau:

- Nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật để vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

- Tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ và kinh nghiệm quản lý hiện đại của thế giới.

- Kế thừa và phát huy truyền thống và những kinh nghiệm quản lý quý báu của dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử của đất nước.

Ở góc độ khái quát nhất nhà nước pháp quyền có những đặc điểm như sau:

- Là một nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật đóng vai trò tối thượng.

- Là nhà nước trong đó mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là mối quan hệ trách nhiệm lẫn nhau.

- Là nhà nước trong đó các quyền tự do, dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn.

- Là nhà nước trong đó 3 nhánh quyển: lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân định hợp lý và rõ ràng cho 3 hệ thống cơ quan tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, đối trọng và chế ước lẫn nhau tạo cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhất quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân.

- Là nhà nước mà trong đó các chủ thể đều phải thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các tiền đề ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa. 2. Phân tích bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

3. Trình bày những hiểu biết về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

CHƯƠNG VII

HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦNGHĨA NGHĨA

Một phần của tài liệu Tai lieu tham khao moi 123 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w