Bản chất của nhà nước phong kiến

Một phần của tài liệu Tai lieu tham khao moi 123 (Trang 34)

II. NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN

1. Bản chất của nhà nước phong kiến

Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất dựa trên lao động của nô lệ bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp nô lệ với giai cấp chủ nô ngày càng trở nên gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa của nô lệ đã liên tiếp nổ ra. Trong xã hội dần dần hình thành một bộ phận giai cấp mới - giai cấp lệ nông. Chế độ lệ nông phát triển và hình thái kinh tế xã hội phong kiến đã thay thế cho hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ.

Nhà nước phong kiến - kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế xã hội phong kiến - là kiểu nhà nước tiến bộ hơn so với nhà nước chiếm hữu nô lệ.

Nhà nước phong kiến được xây dựng trên cơ sở của phương thức sản xuất phong kiến mà nền tảng là nền kinh tế dựa trên sở hữu của giai cấp địa chủ phong kiến đối với ruộng đất cũng như một số tư liệu sản xuất khác, và sở hữu cá thể của của nông dân trong sự lệ thuộc vào giai cấp địa chủ.

Ở những nhà nước phong kiến hình thành trên nền tảng công xã nông thôn thì sở hữu đất đai có những đặc thù riêng. Bằng các chính sách phong kiến, đặc biệt là các chính sách thuế ruộng các chính quyền phong kiến bắt đầu xác lập quyền sở hữu trên danh nghĩa của nhà nước đối với ruộng đất của công xã, nhưng chấp nhận và tôn trọng quyền sở hữu ruộng đất trên thực tế của công xã.

Xã hội phong kiến có kết cấu giai cấp khá phức tạp. Trong xã hội có hai giai cấp chính là nông dân và địa chủ. Đặc trưng của chế độ phong kiến là kết cấu thứ bậc trong giai cấp địa chủ. Ở các nước phong kiến phương Tây, các đẳng cấp như: công, hầu, bá, tử, nam đều gắn với những đặc quyền, đặc lợi về sở hữu ruộng đất. Trong hệ thống thứ bậc phong kiến, đứng ở vị trí cao nhất là vua, sau kế đến là các tước hiệu quý tộc từ cao đến thấp, ví dụ như ở nước ta, tầng lớp thống trị có các “thổ hào”, “hào trưởng”, “cự tộc’, “lệnh tộc” - là tầng lớp giàu có và quyền thế ở các địa phương. Điều này được minh chứng qua câu nói của Trần Khánh Dư, một tướng soái của nhà Trần: “Tướng là chim ưng, quân dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng thì có gì là lạ”1. Giai cấp nông dân sống trên các lãnh địa của phong kiến, lao động trên ruộng đất của phong kiến, về địa vị xã hội họ được tự do hơn nô lệ, địa chủ không có quyền giết nông dân, họ có kinh tế cá thể, có quyền sở hữu các tư liệu sản xuất nhỏ và tư liệu sinh hoạt. Tuy nhiên, họ vẫn phải chịu cảnh bóc lột lao động nặng nề bởi chế độ sưu cao, thuế nặng dưới các hình thức thu tô của phong kiến .

Ngoài hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân, xã hội phong kiến còn có những tầng lớp khác nhau: tăng lữ, thợ thủ công, thương nhân, nô tỳ.

Một phần của tài liệu Tai lieu tham khao moi 123 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w