VẤN ĐỀ TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu Tai lieu tham khao moi 123 (Trang 179 - 182)

Trong giai đoạn hiện nay vấn đề củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Để củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có các biện pháp cơ bản như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế; Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa; Tăng cường công tác tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế

Đây là biện pháp cơ bản, bao trùm, xuyên suốt trong quá trình củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện trước hết ở việc Đảng đề ra đường lối, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đề ra chiến lược toàn diện về công tác pháp chế. Trong từng thời kỳ Đảng đề ra những phương hướng về xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý để tăng cường cho các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế, tổ chức lãnh đạo phong trào quần chúng tham gia tích cực, chống vi phạm pháp luật ... đó là sự lãnh đạo toàn diện, có ý nghĩa quyết định đối với kết quả của công tác pháp chế.

2. Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtxã hội chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là tiền đề của pháp chế xã hội chủ nghĩa, muốn tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội bằng pháp luật, phải có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ. Để có được một hệ thống pháp luật như vậy, phải thực hiện nhiều biện pháp như: phải thường xuyên tiến hành hệ thống hoá pháp luật để phát hiện và loại bỏ những quy định pháp luật trùng lặp, mâu thuẫn, lạc hậu, bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật; kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật; có kế hoạch xây dựng pháp luật phù hợp với mỗi giai đoạn cụ thể, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, kỹ thuật xây dựng pháp luật để đảm bảo cho hệ thống các văn bản pháp luật được mang

tính khoa học và đạt trình độ kỹ thuật cao, mở rộng các hình thức nhân dân lao động tham gia vào việc xây dựng pháp luật.

3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật

Đây là một biện pháp lớn bao gồm nhiều mặt hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, cụ thể là:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, tăng cường công tác giải thích pháp luật để làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của các quy định pháp luật làm cơ sở cho việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật đạt kết quả tốt.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao trình độ nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân.

- Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ trình độ, phẩm chất chính trị và khả năng công tác để xắp xếp vào các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế.

- Chú trọng công tác tổ chức, kiện toàn các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế. Xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động, cải tiến các phương pháp chỉ đạo và thực hiện, đồng thời tạo điều kiện vật chất cần thiết bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan đó đạt hiệu quả cao.

- Trong từng thời kỳ cần có sự tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời để thấy rõ những thiếu sót, nhược điểm trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật, đề ra những phương hướng và biện pháp tăng cường hiệu lực công tác đó.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minhnhững hành vi vi phạm pháp luật những hành vi vi phạm pháp luật

Biện pháp này nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Biện pháp này đòi hỏi trước hết phải thường xuyên tổ chức việc kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là hệ thống cơ quan làm công tác bảo vệ pháp chế để phát hiện những sai sót, lệch lạc, kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng theo đúng nguyên tắc và yêu cầu của pháp luật.

Xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Đối với cơ quan bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có phương pháp hoạt động thích hợp, có hiệu quả để nhanh chóng phát hiện, làm sáng tỏ các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh, chính xác, đúng quy định của pháp luật.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích khái niệm pháp chế.

2. Trình bày mối quan hệ giữa pháp luật và pháp chế. 3. Những bảo đảm cho nền pháp chế xã hội chủ nghĩa? 4. Các yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa?

CHƯƠNG XXI

ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT, CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁPLUẬT LUẬT

Một phần của tài liệu Tai lieu tham khao moi 123 (Trang 179 - 182)