- Nên chọn tơm giống đồng kích cỡ (cỡ giống từ P15) để làm tăng tì lệ sống
MƠ HÌNH TRỒNG CÂY RAU NHÚT VÀ CÂY SEN TRONG MÙA LŨ TẠI AN GIANG NĂM
TRONG MÙA LŨ TẠI AN GIANG NĂM 2004
TÓM LƯỢC
Qui mơ diện tích trồng cây sen trên hộ trong mùa lũ cao nhất ở huyện Thoại Sơn (0,86 ha/hộ) và cây rau nhút ở huyện Châu Phú và Phú Tân khoảng 0,33-0,45 ha/hộ. Trồng cây sen trong mùa lũ cho thu nhập, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao hơn trồng rau nhút. Thu nhập bình quân của cây sen là 17,1 triệu đồng/ha và lợi nhận thu được khoảng 10,2 đến 12,3 triệu/ha. Tỷ lệ tiền lời/vốn là 1,48. Trồng rau nhút tại huyện Châu Phú và Phú Tân cho thu nhập bình quân khoảng 9,3-9,5 triệu đồng/ha và lợi nhuận từ 3,4 đến 6,5 triệu đồng/ha. Tỷ lệ tiền lời/vốn vào khoảng 0,57-0,92. Lợi nhuận trồng rau nhút tại huyện Phú Tân cao hơn Châu Phú (khoảng 1 triệu đồng/ha) là do chi phí giống thấp (1,2 so với 2,2 triệu/ha) và đầu tư phân bón cũng ít hơn (0,4 so với 1,3 triệu đồng/ha).
Theo người dân trồng cây rau nhút trong mùa lũ rất dễ làm, ít bị sâu và ốc gây hại (chiếm 54,8-60% số ý kiến hộ) và tạo thêm được thu nhập trong mùa lũ (30-42,5% số hộ). Trong khi nông dân trồng cây sen thì cho hiệu quả kinh tế cao (41,8%), có thu nhập hàng ngày (23,3%), giải quyết lao động nông nhàn (14%) và tạo thêm thu nhập trong mùa lũ (9,3%).
Những khó khăn chính của nơng dân trồng cây rau nhút hiện nay là lũ lên nhanh làm rau theo không kịp bị chết (25,8% số hộ), hoặc lũ lớn làm dồn và dập rau (22,7%), và thời tiết xấu rau chậm phát triển (19,7%). Bên cạnh đó là giá bán không ổn định và giá vật tư thường cao (12,1%) cũng ảnh hưởng đến người trồng rau. Cây sen cũng gặp khó khăn về giá cả khơng ổn định (44,4%), các bệnh thối cây hiện tại chưa có thuốc đặc trị và đất có nhiều bùn (tỷ lệ tương đương nhau 22,2% số hộ). Ngoài ra, ngộ độc hữu cơ khi trục lại đất cũng gây trở ngại cho nông dân trồng cây sen (11,2%). Người dân trồng cây rau nhút cần thêm nhiều thông tin kỹ thuật
để trồng được tốt hơn, bán được giá cao hơn (33,4% số hộ). Ngoài ra, người dân cần biết thêm thông tin về giá cả thị trường (8,3%), cách ngăn chặn các chất làm ô nhiễm nguồn nước (8,3%) và ngăn chặn bớt dịng lũ chảy mạnh (8,3%). Mơ hình trồng cây sen cũng cần thêm các thông tin về thị trường (57,1%), kỹ thuật để trồng và bán được giá cao (14,3% số hộ). Đặc biệt cần nghiên cứu sâu bệnh trên cây sen (14,3%), chính sách thuế và dịch vụ bơm tưới hợp lý (9,5%) cho cây sen.
1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này gồm hai phần:
- Theo dõi, ghi chép cách làm của một số hộ nông dân tiêu biểu đang trồng
cây rau nhút và sen trong mùa lũ 2004. Chọn 3 hộ nơng dân ở huyện Châu Phú (có kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác và am hiểu điều kiện tự nhiên trong vùng cũng như tập quán canh tác của những nông dân khác) và 3 hộ nông dân ở huyện Phú Tân để theo dõi mơ hình trồng rau nhút trong mùa lũ. Ở huyện Thoại Sơn chọn 3 hộ nông dân trồng cây sen để theo dõi mơ hình. Tiến hành lập sổ ghi chép cho từng hộ để theo dõi qui trình kỹ thuật canh tác, các chi phí đầu vào, cũng như giá cả và đầu ra cho sản phẩm.
- Phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn. Mẫu điều tra được
chọn ngẫu nhiên phân bố trong vùng trồng cây thủy sinh tập trung tại 3 huyện nghiên cứu, bao gồm các nhóm hộ khá/giàu, nhóm trung bình và nhóm hộ nghèo. Tổng số mẫu điều tra là 90 hộ.
Bảng 1: Số mẫu điều tra tại ba huyện trong tỉnh An Giang năm 2004
STT Xã/huyện Số mẫu
1 Xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú 30
2 Xã Tân Trung, huyện Phú Tân 30
3 Xã Định Thành, huyện Thoại Sơn 30
Tổng 90
Số liệu thu thập bao gồm:
- Thơng tin định tính: Lý do để nơng dân trồng cây thủy sinh trong mùa lũ;
đặc tính đất canh tác cây thủy sinh; những trở ngại và hướng khắc phục cây trồng thủy sinh; thị trường tiêu thụ sản phẩm; khả năng kết hợp với các mơ hình canh tác khác...
- Thơng tin định lượng: các chi phí đầu vào (giống, phân, thuốc, công lao
động…) và đầu ra sản phẩm (năng suất, thời điểm bán, giá bán…).
- Kỹ thuật canh tác cây trồng thủy sinh: cách trồng (qui cách và mật độ), chăm
sóc (bón phân, phịng trừ sâu bệnh), thu hoạch (cách thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển) và tiêu thụ sản phẩm (nơi tiêu thụ, thị trường, giá cả).