Tác động tiêu cực của việc xây dựng hệ thống đê bao triệt để không theo quy hoạch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi docx (Trang 48 - 53)

không theo quy hoạch

Hệ thống bờ bao ở An Giang được hình thành sớm, khởi đầu tại huyện Chợ Mới. Đến nay, trên địa bàn An Giang có ba loại bờ bao là: bờ bao tạm là loại bờ bao nằm ở vùng lũ ngập sâu, không dự kiến dùng đê để điều khiển lũ mà chỉ dùng đê chống lũ đến tháng 7 sau đó cho tràn vỡ; bờ bao đê tháng 8 là loại bờ bao dùng cho vùng ngập sâu trung bình nhằm đảm bảo chắc chắn cho vụ hè thu; bờ bao đê triệt để là loại bờ bao nằm ở vùng ngập nông, thường được xây dựng kết hợp với giao thông nông thôn (liên ấp) nhằm đảm bảo sản xuất, sinh hoạt quanh năm.

Từ thực tiễn và từ kết quả nghiên cứu của đề tài: "Nghiên cứu tác động của đê bao đến kinh tế - xã hội - mơi trường", ta có thể so sánh tác động của các loại đê bao và không đê bao như sau:

Bảng 2.9: Tác động của các loại đê bao đến một số hoạt động thời vụ chính

Các hoạt

động Đê bao tạm Đê bao tháng 8 Đê triệt để

Lúa Có khả năng đảm

bảo an toàn cho vụ 2 trong điều kiện mực nước nhỏ và khơng về sớm.

Đảm bảo an tồn cho cho sản xuất 2 vụ.

Đảm bảo an toàn cho sản xuất 3 vụ.

Màu Chỉ trồng trong mùa

khô.

Chỉ trồng trong mùa khô.

Trồng quanh năm.

Chăn nuôi Chịu ảnh hưởng

nhiều của lũ nhất là vùng trũng, vùng ngập sâu. Bị ảnh hưởng của những năm nước lớn nhưng vẫn tốt hơn không bao đê.

Không bị ảnh hưởng của lũ. Mang lại hiệu quả cao.

Nuôi trồng

thủy sản

Khó khăn do dễ bị thất thốt.

Dễ ni, mơi trường nước tốt, thức ăn thủy sinh nhiều. Mang lại hiệu quả cao.

Khó ni do ơ nhiễm nguồn nước, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm.

Đánh bắt thủy sản

Cả mùa nước. Cả mùa nước. Không đánh bắt được.

Thời gian ngập lũ

7 - 11 8 - 11 Không ngập.

Môi trường Đảm bảo tác động tháo chua, rửa phèn, giảm dịch hại và độc chất, nguồn lợi thủy sản...

Đảm bảo tác động tháo chua, rửa phèn, giảm dịch hại và độc chất, nguồn lợi thủy sản... thấp hơn bao đê

Ơ nhiễm mơi trường nước, suy thoái dinh dưỡng đất, cạn kiệt nguồn thủy sản.

tháng 7.

Nguồn: [34, tr. 15].

Từ so sánh trên ta nhận thấy, đê bao triệt để có tác dụng tích cực là đảm bảo sản xuất quanh năm (tranh thủ vụ mùa, tăng vụ), không chịu ảnh hưởng lớn của các tác hại của mùa nước nổi, có thể bảo vệ an tồn cho các khu dân cư, có thể kết hợp đê bao với đường giao thơng nơng thơn... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn và đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa nước nổi.

Tuy nhiên, đê bao triệt để cũng có những tác động ngược lại là:

Một là, do khai thác đất đai để sản xuất liên tục trong nhiều năm liên tục,

khơng có cơ chế xả lũ tràn đồng thích hợp để bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, làm giảm độc chất và dịch hại có trong đất, làm giảm độ màu của đất... từ đó làm gia tăng chi phí sản xuất - làm mất đi một trong những ưu điểm của đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất nông nghiệp so với các vùng đồng bằng khác. Theo kết quả điều tra khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn An Giang, chi phí đầu tư sản xuất lúa vụ 3 ln cao hơn 2 vụ chính và có chiều hướng tăng hàng năm nhưng năng suất lại giảm dần hàng năm.

Bảng 2.10: So sánh năng suất và chi phí sản xuất lúa vụ 3

Năm

Hai vụ chính Vụ 3 Năng suất

bình quân (tấn) Chi phí sản xuất vụ 3 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Hai vụ chính Vụ 3 Tr.đồng/h a 2001 428.724 1.948.95 1 18.855 96.289 4,55 5,11 4,87

2002 430.035 2.386.797 7 35.352 183.113 5,55 5,18 5,04 2003 432.586 2.366.87 5 62.998 297.573 5,47 4,72 5,13 2004 433.963 2.589.28 0 80.340 393.930 5,97 4,90 5,27 Nguồn: [42].

Điều này cho thấy rằng: nếu xây dựng hệ thống đê bao triệt để nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp đơn thuần là làm lúa ba vụ thì về lâu và dài sẽ không mang lại hiệu quả do chi phí ngày càng tăng, sản lượng ngày càng giảm. Bên cạnh đó, chi phí đóng góp xây dựng đê bao, duy tu và bảo vệ đê cũng có thể là một nhân tố làm tăng thêm giá thành sản phẩm nông sản mà người gánh chịu trực tiếp chính là nơng dân. Vì thế, hiệu quả cao nhất khi tiến hành đê bao triệt để là phải gắn liền với việc phải tìm được một cơ cấu nơng nghiệp thích hợp.

Hai là, làm mất nguồn lợi thủy sản tự nhiên do đê bao triệt để ngăn nước

tràn đồng, các loài thủy sản tự nhiên không vào đồng làm mất đi môi trường sinh sản quen thuộc cũng như nguồn thức ăn thủy sinh dồi dào trong mùa nước nổi. Đê bao triệt để chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho chăn ni bị, heo khi tận dụng nguồn có quanh năm và nguồn thức ăn từ phế thải của màu sau thu hoạch. Nhưng khơng thích hợp cho phát triển ni trồng thủy sản vì: chi phí bảo vệ ao cao, không tận dụng được nguồn thức ăn dồi dào trong mùa lũ, ni trong mơi trường kính nên ơ nhiễm nguồn nước là điều chắc chắn sẽ xảy ra làm cho cá chậm lớn hơn và dễ bị bệnh hơn khi nuôi trong môi trường hở - môi trường nuôi gắn với nguồn nước tự nhiên.

Ba là, hệ thống đê bao, cơng trình giao thơng gắn với thủy lợi... cịn mang

tính cục bộ, thiếu quy hoạch, chưa có cơ chế điều tiết thích hợp... có thể làm ép lũ, cản lũ thậm chí có thể làm gia tăng nghiêm trọng hơn tình trạng ngập lũ: tăng mực nước trên sơng, tăng lưu lượng dịng chảy, gia tăng xói lở bờ, có thể đưa lũ về các

tỉnh hạ lưu sớm hơn, thậm chí có thể làm biến đổi dịng chảy hay biến đổi q trình trầm tích vùng ngoài khơi châu thổ... (do lượng nước lớn, không phân lũ được do không được tràn vào các vùng trũng tự nhiên, tràn đồng như trước đây).

Cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào có thể đánh giá một cách tương đối chính xác hiệu quả lâu dài của phương pháp xây dựng "đê bao triệt để" đảm bảo an tồn tính mạng, tài sản, phát triển sản xuất quanh năm cũng như tác động của nó đối với mơi trường tự nhiên. Về quan điểm, ta chỉ nên tiến hành bao đê triệt để ở những vùng ngập nơng (có mức ngập dưới < 1m) vì những vùng ngập sâu hay cịn gọi là vùng trũng ở đồng bằng cịn có tác dụng như những hồ chứa nước tự nhiên, có tác dụng điều tiết lũ (tích nước khi nước về), làm giảm lượng lũ tràn và mực nước trên châu thổ. Vì thế khi tiến hành đê bao triệt để ở những vùng ngập sâu, trên một diện tích rộng sẽ làm mất đi tác dụng tích nước tự nhiên của vùng trũng và rất có thể sẽ làm tăng lượng lũ tràn và mực nước lũ. "Kết quả nghiên cứu về mơ hình thủy lực của dự án Bắc Vàm Nao II (2002) thì khi tiến hành bao đê triệt để khoảng 33.000 ha thì mực nước ở vùng lân cận sẽ biến động dâng lên khoảng 4 cm - 6 m" [31, tr. 26].

Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu tiến hành bao đê triệt để trên diện tích càng lớn thì có khả năng sẽ làm cho mực nước mỗi năm một cao hơn, và chúng ta lại phải đầu tư để nâng cao đê để bảo vệ thành quả lao động và sinh mạng con người. Bài tốn lũ cho đồng bằng sơng Cửu Long sẽ đi theo cái vòng luẩn quẩn: bao đê - mức nước năm sau cao hơn năm trước - nâng cao đê - mức nước năm sau lại cao hơn năm trước và lại tiếp tục nâng cao đê... một bài toán khơng có lối ra. Hậu quả có thể thấy trước là vùng đồng bằng sơng Cửu Long có sơng ngịi chằng chịt, mênh mông đồng lúa sẽ dần trở thành những "ốc đảo" trong mùa nước nổi cũng như trong mùa kiệt.

Khi ta chọn đối sách với lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là chủ động chung sống với lũ thì việc phát triển mạnh hệ thống "đê bao triệt để" đủ mạnh và kiên cố để sản xuất quanh năm sẽ là một giải pháp đi ngược lại với đối

sách trên. Khi đó, chúng ta khơng phải đang chủ động chung sống với lũ mà đang chống lũ triệt để, đang đối đầu cùng lũ. Nếu điều đó trở thành hiện thực thì An Giang sẽ thành một "tiểu sơng Hồng", một "ốc đảo có thành trì bao bọc" trên vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi docx (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)