Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi docx (Trang 25 - 27)

Tài nguyên đất: An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính,

trong đó chủ yếu là đất phù sa 151.600 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự nhiên, đất phù sa có phèn 93.800 ha chiếm 27,5%, nhóm đất phát triển tại chỗ và phù sa cổ 24.700 ha chiếm 7,3%, cịn lại là các nhóm đất khác. Trên 70% diện tích đất là đất phù sa hoặc đất có nguồn gốc phù sa do bồi đắp hàng năm, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại cây trồng.

Tài nguyên rừng: An Giang có trên 583 ha rừng tự nhiên, là rừng ẩm nhiệt đới, đa

số là cây lá rộng với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ. Năm 2000, đất rừng là 12.443 ha và 30.500 ha diện tích cây phân tán, theo kế hoạch, dự kiến đến năm 2005 sẽ phát triển được 15.755 ha đất rừng và 50.000 ha cây phân tán. Rừng tập trung chủ yếu ở vùng Bảy Núi, tạo nhiều phong cảnh đẹp, có giá trị mơi sinh, bảo vệ nguồn gen quý hiếm nhiều hơn là kinh tế...

Tài nguyên thủy sản: Nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên sông Tiền và Hậu là rất

lớn, tuy nhiên do sự gia tăng dân số và sự khai thác không định hướng trong một thời gian dài làm cho nguồn thủy sản tự nhiên khơng cịn phong phú như trước. Chế độ nước tự nhiên và hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi cá bè) trở thành nghề truyền thống của nhân dân địa phương - thế mạnh đặc trưng của An Giang. Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản nhất là cá basa, cá tra, tơm, cá rơ phi đơn tính... là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chỉ đứng sau gạo và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP và cơ cấu xuất nhập khẩu của An Giang. Phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản không chỉ tạo

thế mạnh xuất khẩu với hàng hóa chủ lực, tăng GDP mà còn góp phần nâng cao mức sống cho một bộ phận không nhỏ dân cư...

Bảng 2.1: Hiện trạng nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2000 - 2004 ở An Giang Năm 2000 2001 2002 2003 2004 1. Diện tích ni trồng 1.252,21 1.252,11 1.787,77 1.560,90 1.896,35 - Tôm (ha) 5,50 235,44 282,88 370,10 560 - Cá (ha) 1.209,44 983,7 1.464,63 1.101,30 1.217,15 - Bè (cái) 3.086 3.237 4.053 3.178 3.504 2. Sản lượng (tấn) - Cá 148.633 156.291 169.946 187.631 196.507 - Tôm 91,4 265 390 523 713 - Khác 22.670 23.657 20.324 16.135 15.517 - Chia ra: Nuôi trồng 80.156 83.643 111.599 136.825 154.675 Khai thác 91.268 96.570 79.061 67.473 58.062 3. Giá trị sản xuất (tr.đồng) 1.231.46 6 1.351.26 3 1.612.58 3 1.764.71 3 2.329.12 8 - Nuôi trồng 840.939 907.351 1.271.53 0 1.340.96 6 1.929.91 7 - Khai thác 352.693 368.298 294.856 363.424 329.267 - Dịch vụ thủy sản 37.835 39.614 46.196 60.323 69.944

4. Trị giá xuất khẩu (1000USD)

23.801 34.407 62.502 52.448 124.841

- Sản lượng xuất khẩu (tấn) 5.645 12.538 24.430 23.155 40.410

Tài nguyên nước: Với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.418 mm, lượng nước

do sông Tiền và sông Hậu cung cấp là nguồn nước mặt và trữ lượng nước ngầm dồi dào đủ cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho dân cư trong vùng cả trong mùa khô. Vào mùa nước nổi, với một diện tích ngập nước có thể khai thác cho ni thủy sản, trồng những hoa màu đặc trưng trong mùa nước nổi khoảng trên 200.000 ha.

Tài nguyên khoáng sản: So với các tỉnh khác trong vùng, An Giang có nguồn tài

nguyên khoáng sản khá phong phú với trữ lượng ước tính như sau: đá granit trên 7 tỷ m3, đá cát kết trên 400 triệu m3, sét gạch ngói 40 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, vỏ sò trên 30 triệu m3... là lợi thế của An Giang so với các tỉnh trong khu vực nhất là cho việc sản xuất vật liệu phục vụ cho nhu cầu xây dựng.

Tóm lại, lợi thế so sánh của An Giang về tài nguyên thiên nhiên thể hiện tập trung trên ba lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, có tiềm năng về khống sản. Trong sản xuất nơng nghiệp, tăng nhanh số lượt vòng quay của đất kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tích cực, đẩy mạnh cơng nghệ sau thu hoạch... để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng đất giúp cho An Giang trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu về sản lượng lương thực trên tồn quốc. Trong ni trồng thủy sản, việc đầu tư phát triển mạnh nghề nuôi cá theo hướng công nghiệp kết hợp các yếu tố giữ gìn mơi trường sinh thái và an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, giúp cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của An Giang chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với các tỉnh trong khu vực và là một trong những tỉnh cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản xuất khẩu cho các tỉnh bạn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi docx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)