thường của nhân dân trong mùa nước nổi
Song song với việc tập trung phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở An Giang trong mùa nước nổi cũng đã được đẩy mạnh và diễn ra sôi nổi, đa dạng và phong phú. Các lễ hội văn hóa truyền thống, các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ, đờn ca tài tử, câu lạc
bộ hát với nhau, các cuộc trò chơi được tổ chức trên sông, trên đồng nước… được tổ chức, duy trì với quy mơ cấp huyện và tỉnh.
Trong 3 mùa nước nổi (2002 - 2004), có 2.655 đội bóng đá, 2.562 đội bóng chuyền nơng dân tham gia thi đấu; 14.719 lượt nông dân tham gia thi chạy việt dã; tổ chức dạy bơi cho 13.296 lượt thanh thiếu niên...
Các lễ hội mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước mùa nước nổi như: ngày hội văn hóa - thể thao truyền thống mừng Quốc khánh 2/9 tại huyện biên giới An Phú được tổ chức thành "Tháng văn hóa - thể thao" từ ấp, xã đến huyện với nhiều loại hình hoạt động văn hóa thể thao trên bộ, trên sơng như: đua xuồng, bóng đá nam, bóng đá nữ, cầu lơng, các trò chơi dân gian, hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn huyện… với cuộc thi và diễu hành xe hoa (trên bộ), thuyền hoa (dưới nước) từ đầu nguồn dọc theo sông Hậu về thị xã Châu Đốc (hơn 30 km) với đèn hoa rực rỡ, tưng bừng và hoành tráng, thu hút hàng trăm ngàn lượt người đến xem và tham dự; các huyện Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Đốc, Long Xuyên, Thoại Sơn đã chú ý khơi phục, duy trì và phát triển nhiều loại hình trò chơi dân gian, nhiều hoạt động thể thao vừa mang tính phong trào vừa rèn luyện kỹ năng sinh sống trong mùa nước nổi như: đua xuồng, đua ghe trên sông và băng đồng, bơi vũ trang, bơi vượt sông cứu nạn, thi đèn lồng, thi thuyền hoa trên sông và tổ chức đêm hội Trung thu làm rực sáng các trung tâm cụm xã giữa đồng nước mênh mông...
Các hoạt động văn hóa thể thao trong mùa nước nổi (từ truyền thống đến hiện đại, phù hợp với tập quán sinh sống trong mùa nước nổi) đã kịp thời triển khai thành những phong trào sâu rộng, đáp ứng đời sống tinh thần của người dân tích cực góp phần tạo ra diện mạo mới cho nông thôn An Giang trong mùa nước nổi - đó là hình ảnh người dân vừa hăng hái lao động sản xuất vừa tham gia vui chơi giải trí với tinh thần lạc quan, không ngừng vươn lên trong điều kiện chung sống trong mùa nước nổi, trong đó có nhiều hoạt động văn hóa tuy mới hình thành nhưng có thể tạo
nên nét đặc trưng cho "văn hóa mùa nước nổi", xóa đi cảnh đau thương, tang tóc phải cứu trợ, cứu đói mỗi khi mùa nước nổi về.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an tồn tính mạng cho trẻ em trong mùa nước nổi, các đoàn thể của tỉnh đã tổ chức 341 điểm giữ trẻ trong mùa nước nổi cho 9.952 em, trong thời gian từ 3 - 4 tháng. Mỗi em được hỗ trợ tiền ăn 50.000 đồng/em/tháng, người giữ trẻ được hỗ trợ 300.000 đồng/tháng. Nhờ đó, giảm thiểu được số trẻ em chết đuối hàng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình đơn lẻ yên tâm đi làm ăn xa.
Hoạt động thương mại trong mùa nước nổi cũng từng bước được quan tâm phát triển. Tỉnh đã đầu tư phát triển mới và nâng cấp 19 chợ nông thôn với tổng vồn đầu tư khoảng 14 tỷ đồng, có cao trình vượt lũ, đảm bảo nhu cầu mua bán của nơng dân trong mùa nước nổi.
Tóm lại, thành công bước đầu trong khai thác lợi thế mùa nước nổi ở An Giang trong phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện trên các mặt là: góp phần phát triển sản xuất quanh năm, tạo nhiều mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả cao, giải quyết việc làm thường xuyên cho một lượng lớn lao động nơng nhàn (khơng tính đến lượng lao động thời vụ), tác động tích cực vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh.