Kết quả tuyển chọn sơ bộ tính đối kháng của các chủng vi khuẩn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin phân lập từ ruột cá chim vây vàng nhằm định hướng ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản bền vững (Trang 65 - 67)

Trong nghiên cứu bacteriocin thì vấn đề quan trọng là xác định xem loại vi khẩn biển nghiên cứu có tính đối kháng đối với một loài vi sinh vật hay không. Để xác định tính đối kháng, việc thử nghiệm được tiến hành trên môi trường rắn có các chủng chị thị là các chủng Bacillus B1.1 và Vibrio V1.1. Tính đối kháng thể hiện ở việc chất ức chế của chủng vi khuẩn biển khuếch tán vào môi trường và gây ức chế các chủng chỉ thị. Vi khuẩn biển sinh bacteriocin có hoạt tính đối kháng với các chủng chỉ thị càng nhiều thì phổ kháng khuẩn càng rộng. Để xác định hoạt tính kháng khẩn ta sử dụng phương pháp khuếch tán trên thạch.Tiến hành kiểm tra tính đối kháng đối với hai chủng VK đích này của 43 chủng VK đã phân lập ta có kết quả cho ở Bảng 3.5.

Bảng 3.5. Bảng khảo sát khả năng kháng khuẩn của dịch ngoại bào của vi khuẩn phân lập từ ruột cá chim vây vàng

Đường kính vòng kháng khuẩn (D-d, mm) STT Ký hiệu chủng Bacillus B1.1 Vibrio V1.1 1 Cr2 13 - 2 Cr9 17 - 3 Cr10 14 5 4 Cr11 20 - 5 Cr12 16 - 6 Cr15 22 - 7 Cr16 16 - 8 Cr17 20 10 9 Cr18 8 - 10 Cr19 23 - (- đường kính vòng kháng < 5mm)

Với các chủng đã phân lập qua hai đợt thì chỉ có các chủng phân lập ở đợt thứ nhất (26 chủng Cr1-Cr26) có phổ kháng khuẩn với các chủng vi khuẩn đích. Từ Bảng 3.5, chúng tôi thấy có 10 trong tổng số 43 chủng vi khuẩn đã phân lập có khả năng ức chế một đến hai chủng vi khuẩn chỉ thị, chiếm tỷ lệ 23,3 %. Hầu hết các chủng vi khuẩn thể hiện tính kháng với Bacillus B1.1. Trong đó một số chủng có phổ kháng khuẩn khá rộng từ 15 mm trở lên như Cr9 (17 mm), Cr11 (20 mm), Cr12 (16 mm), Cr15 (22 mm), Cr17 (20 mm), Cr19 (23 mm) chiếm tỷ lệ 14 %. Có 2 chủng vừa kháng cả Bacillus B1.1 và Vibrio V1.1 là Cr10 và Cr17 chiếm tỷ lệ 4.7 % . So sánh với một vài nghiên cứu tương tự trước đây, như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm[11], thì tỷ lệ các chủng VK phân lập từ cá chim vây vàng có đường kính kháng khuẩn lớn trên 15 mm đối với các VK đích Bacillus B1.1 là cao hơn so với các chủng phân lập từ cá giò (chiếm 11%). Tuy nhiên số chủng kháng được cả hai chủng VK đích Bacillus B1.1 và Vibrio V1.1 thì lại thấp hơn (4,7 % so với 44,4 %). Điều này chứng tỏ rằng các chủng VK trong ruột cá chim vây vàng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn so với các chủng VK trong cá giò (đối với kháng Bacillus B1.1) tuy nhiên phổ kháng khuẩn thì lại ít hơn (chủ yếu chỉ kháng Bacillus B1.1 còn các chủng từ cá giò thì hầu hết kháng được cả hai chủng VK đích này). Quá trình thử hoạt tính kháng khuẩn của các chủng VK phân lập được thực hiện lặp lại ít nhất là 3 lần, với kết quả vòng kháng là rất rõ nên chúng tôi tiến hành kiểm tra bản chất protein của dịch ngoại bào của tất cả 10 chủng trên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin phân lập từ ruột cá chim vây vàng nhằm định hướng ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản bền vững (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)