Kết cấu truyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 71 - 82)

“Kết cấu tác phẩm văn học bao gồm việc phân bố các nhân vật (tức là hệ thống các hình tượng; các sự kiện và hành động; các phương thức trần thuật, chi tiết hóa các khung cảnh, hành vi, cảm xúc, các thủ pháp văn phong, các truyện kể xen kẽ hoặc các đoạn ngoại đề trữ tình)…[28, tr.715-716]. Do đó, kết cấu luôn là phương tiện tổ chức hình tượng nghệ thuật và khái quát tư tưởng cảm xúc. Lựa chọn cho mình một kiểu kết cấu riêng, nhà văn bao giờ cũng nhằm nâng cao sức thể hiện của đề tài và chủ đề, tăng cường sức tác động của nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nhiệm vụ nghệ thuật và tư tưởng tác phẩm.

Tạo nên điểm mới và độc đáo trong kết cấu truyện của Ngọc Tư ấy là lối vào câu bắt đầu với chữ , rồi một dấu phẩy. Hoặc lối chen vào giữa câu một chi tiết trong ngoặc đơn: “Vì ông lấy người yêu duy nhất của Nguyễn Thọ làm vợ (đáng lẽ phải để dành), rồi sau đó không cho vợ đi dự những cuộc họp mặt, hội thảo về nguyễn Thọ (làm vậy không phải quay lưng lại với quá khứ sao?)” [78, tr.77].

Sáng tác của Ngọc Tư không hề có cốt truyện theo kiểu kịch tính năm thành phần của Poe, O.Henry, mà là kiểu kết cấu đồng hiện nhiều mảnh đời, nhiều cảnh ngộ tương

ứng. Vì vậy, nếu tóm lược các sự kiện chính thì cốt truyện của Ngọc Tư lỏng lẻo và chẳng có gì đáng nói. Tuyến truyện đắc địa nhất phải kể đến là kiểu kết cấu tình huống- tâm lý. Chị tập trung khám phá những mạch sống “tế vi” trong tâm hồn con người, trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Chị có lối viết thật lạ, cái mà ta cứ ngỡ không có gì lại được dựng thành truyện, nhà văn gọi tên một hoặc nhiều trạng thái tâm lý hoặc đánh thức mọi buồn vui, được mất của con người trong mảnh hình hài nhất định. Chị viết cứ “như chơi” mà lột tả thật chính xác nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu tâm trạng của vô số hạng người và của nhiều lứa tuổi.

Hiện tượng đan cài nhuần nhuyễn giữa hai tuyết cốt truyện tâm lí - tình huống đã cho thấy chị xứng đáng với danh hiệu “đặc sản” Nam bộ. Với lối viết dựa vào dòng ý thức, truyện không thiên về cốt truyện sự kiện mà thường được khai thác ở ý nghĩ nhân vật. Đằng sau lối kể chuyện tự nhiên, bằng tự sự “đứt nối, lộn xộn, bột phát” là những quan niệm và lối sống của cá nhân. Đau gì như thể, ông hồi tưởng lại những ngày êm ấm sống cùng con, “bắt kiến vàng bu trên tóc con”, vậy mà, bây giờ đứng xa xa “nhìn nó đau khổ”. Nếu không có nhãn quan của đôi mắt và tâm hồn thì không bao giờ soi thấu được bí mật tâm lý nhân vật. Ông Chín trong Cuối mùa nhan sắc suốt đời theo đuổi Đào Hồng nhưng không bao giờ được đáp đền, lúc Đào Hồng gần tắt thở, ông đóng vai con của Đào Hồng nhằm gọi hai tiếng “mẹ ơi” cho người nhắm mắt yên lòng. Đặt bút viết những tình huống éo le như thế trái tìm chị đã bao lần loạn nhịp run lên. Đời như ý, gây tâm lý hiểu nhầm cho độc giả nếu chưa đọc nội dung truyện. Đời như ý là nỗi niềm mơ ước của người cha, nhưng như ý làm sao được khi bên cạnh mình là một người vợ điên loạn và hai đứa con xấu xí, nghề chẳng có nhà cũng không, bốn con người dắt nhau đi ăn xin. Đời thật không giống như ước mơ của chú Đời. Song tình yêu thương mảnh liệt đã thổi ngọn lửa bùng cháy lên khát vọng tồn tại trong mỗi con người. Và cái hấp dẫn, lôi cuốn nhất của

Cánh đồng bất tận cũng chính là chất tự sự kết dích mạch tâm lý. Sự lựa chọn cốt truyện

tâm lýtình huống đã giúp tác giả xoáy sâu vào cảm thức của nhân vật, không trôi dạt theo những thay đổi không gian mà bám đuổi vào mạch suy tưởng với những mảnh kí ức chắp nối, rời rạc. Những mảnh đời, những số phận…đồng hiện, đứt nối, làm cho thời gian “nhoè” đi tính biên niên làm cho tâm lý nhân vật kéo căng, bức bối, do đó làm cho sự rượt

đuổi ý thức về số phận, thân phận người giằng xé hơn, day dứt và đau đớn hơn hơn bao giờ hết.

Mỗi truyện ngắn kết nối vô số những phiến đoạn tâm lý – tình huống, ở đó cứ le lói những khát khao được sống một cuộc sống đời thường, được gặp người quen cũ, được đến trường, được ở trên đất, được mơ, được yêu… nhưng tất cả không trở thành hiện thực. Qua truyện, chúng ta ngậm ngùi đau khổ với kiếp nạn nhân sinh và rồi miệng ta khẻ hát “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì?” (Trịnh Công Sơn), ắt tự mọi người có câu trả lời.

Tình huống đóng một vai trò cực kì quan trọng, theo Nguyễn Đăng Mạnh cái quan trọng nhất của truyện ngắn “tạo ra một tình huống nào đó” và “từ tình huống làm nổi bật một tính cách nhân vật, một tâm trạng”. Ngọc Tư xử lí thành công trong việc lồng ghép các tình huống, chị biết gia giảm tối đa cốt truyện sự kiện và gia tăng tối đa cốt truyện

tâm lí. Nhờ biết làm mới từ phương diện nội dung đến hình thức đã đem đến thành công lớn cho nhà văn trên con đường văn nghiệp.

Với tất cả những thủ pháp độc đáo được in dấu trong các bình diện nghệ thuật, chúng ta có thể thấy được những thành công của Nguyễn Ngọc Tư khi sử dụng lời người trần thuật lưỡng phân cũng như sự biến hoá linh hoạt bởi ngòi bút đã được khẳng định tài năng của nhà văn. Những thành công ấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc đào sâu QNNT về con người. Vì con người luôn luôn là vấn đề trung tâm của vũ trụ và cũng là vấn đề trung tâm của văn học. Giá trị và ý nghĩa của việc nghiên cứu QNNT về con người

làm mạch nối chủ đạo với toàn bộ thế giới nghệ thuật. Đó cũng là một trong những vấn đề cơ bản mà lí luận văn học cần quan tâm giải quyết.

C. kÕt LUẬN

1.Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỷ XIX) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên Hiện đại, Hậu hiện đại. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin.

Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Ở Việt Nam truyện ngắn gần như đã độc chiếm văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in. Truyện ngắn đang là thể loại được các cây bút quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Đã gần nữa thế kỷ trôi qua, văn học từ sau 1975 bắt đầu đánh thức nền văn học nước nhà ra khỏi sự ám ảnh chiến tranh. Đây là thời kì mở cửa, cởi trói cho giới văn nghệ sỹ trong việc tìm tòi sáng tạo. Truyện ngắn có một “cú hích” mạnh mẽ và khả quan, tạo nên một phản ứng dây chuyền, có tác dụng “kích nổ” sự phát triển truyện ngắn.

Trước hết, nhà văn thay đổi QNNT về con người là một bước chuyển quan trọng cho truyện ngắn. Con người không còn nhất phiến, đơn trị mà đa trị phân mảnh. Vì vậy, truyện ngắn đã nhanh nhạy trong cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống con người dưới cái nhìn đa chiều kích. Bên cạnh đó, truyện ngắn chuyển từ ngôn ngữ một giọng sang ngôn ngữ đối thoại, nhiều giọng, có sự tác động, hòa trộn giữa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể, ngôn ngữ nhân vật. Đặc biệt do dung lượng nên ngôn ngữ truyện ngắn cô động, dồn nén, kiệm lời làm nên đặc trưng riêng. Hơn nữa, truyện ngắn đương đại đi lạch kiểu

kết thúc có hậu, tạo ra các kiểu kết thúc mới như: cái kết để ngõ, cái kết đối nghịch, kết thúc có nhiều đoạn kết… làm cho truyện hấp dẫn hơn.

Nói đến văn học sau 1975 không thể không kể đến đội ngũ sáng tác đông đảo nữ giới. Thời kỳ đổi mới, người ta gọi riêng cho lĩnh vực văn học đặc biệt là truyện ngắn “âm thịnh dương suy”. Các cây bút nữ đã làm phong phú đa dạng về phong cách và cách thể hiện độc đáo về con người.

Văn học Nam bộ được coi là một dòng chảy bình lặng, đội ngũ nằm trong Hội nhà văn chỉ có 29 hội viên, ít về số lượng lẫn chất lượng. Mãi những năm đầu thế kỷ XXI, Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện đã làm cho cách đánh giá văn học Nam bộ thay đổi. Chị đưa văn học Nam bộ tiến một bước dài về tương lai, rút ngắn khoảng cách văn học giữa các miền. Chị thể hiện QNNT về con người một cách độc đáo, một lối viết quen mà lạ, tạo ra dấu ấn phong cách riêng mà dẫu cuộc thi có cắt phách thì ban giám khảo vẫn nhận ra. 2. Với vị trí con người là trung tâm của mọi đối tượng. Do đó, qua hệ thống các kiểu con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta nhận thức rõ hơn về con người trong xã hội Hậu hiện đại: con người nghệ sĩ bế tắc, tuyệt vọng, con người cô đơn - lạc lõng, con người nữ bị cám dỗ và con người với tình yêu và thù hận, tội ác, trừng phạt. Tuy nhiên, ta nhìn thấy bi kịch ấy qua mối quan hệ của nhân vật: mối qua hệ cha – con, mẹ - con, vợ - chồng, người - vật, cá nhân – cộng đồng. Nguyên nhân dẫn đến bi kịch trên là do mù chữ, thất học, cái vòng lẫn quẩn dẫn đến đói nghèo, cái đói, cái nghèo làm khô kiệt tinh thần. Thông qua truyện ngắn, chúng ta có điều kiện để nhìn sâu vào tâm hồn và đồng thời hiểu được tính phi biên giới của con người, con người luôn kéo căng những đòi hỏi vật chất và tinh thần. Và rốt cuộc, nỗi đau khổ, cô đơn được khoét sâu hơn. Tuy nhiên, lồng trong các kiểu con người nhà văn Ngọc Tư gửi gắm thông điệp. Chị chạm vào những mảng tối của xã hội để hướng tới chân trời mơ ước, nơi mọi nỗi khổ của con người dừng lại và hạnh phúc trải rộng thanh thang. Như vậy, con người mới xứng đáng với danh hiệu

con – người.

3. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư vừa có chiều sâu nhân bản về mặt nội dung vừa có phong cách độc đáo về phương diện nghệ thuật. Mờ hoá và tẩy trắng tên nhân vật, dòng

ý thức nhân vật, nhân vật gắn bó với ngôn ngữ không gian và văn hoá đặc trưng Nam bộ, nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu và kết cấu tác phẩm.

Để tạo nên sự mới lạ cho trang văn, Ngọc Tư làm mờ hoá và tẩy trắng tên nhân vật. Có tên và không tên, còn lịch sử hay đánh mất, mục đích cuối cùng của tác giả nhằm sử dụng một thủ pháp để tái hiện cuộc sống, số phận con người. Xây dựng nhân vật không tên, không họ, không tiểu sử tất nảy sinh sự bất bình thường trong cuộc sống, trong quan hệ xã hội. Nó báo hiệu về sự khổ đau, đổ vỡ, báo hiệu một khát vọng đổi thay khác hơn hiện tại. Bên cạnh đó, sức lôi cuốn còn nằm ở dòng ý thức nhân vật, nó lan toả rất mạnh trong tất cả các tác phẩm. Truyện ngắn Ngọc Tư còn độc đáo ở sự đa dạng trong cách tổ chức ngôn ngữ, không gian và văn hoá đặc trưng Nam bộ. Khung cảnh mang tính vùng miền nhưng con người mà chị thể hiện vượt xa quỷ đạo của nó.

Nghệ thuật trần thuật ở đây được thể hiện dưới ba dạng phương thức: lời trần thuật chủ thể, lời trần thuật khách thể, lời trần thuật đan cài giữa lời kể và lời đối thoại. Những phương thức trên về cơ bản đều được thực hiện bởi người kể chuyện lưỡng phân. Người kể chuyện khi ở vai này khi nhảy sang vai khác, tạo ra nhiều bè trong tác phẩm. Đương nhiên, khi một tác phẩm xuất hiện nhiều người kể chuyện nhất thiết nó sẽ là tác phẩm đa điểm nhìn. Điểm nhìn tác giả trùng với điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn bên ngoài di chuyển vào điểm nhìn bên trong, trượt điểm nhìn, mượn điểm nhìn đều thuộc sở trường của Nguyễn Ngọc Tư. Nhân vật đang kể chuyện lại chạy sang bình luận, đang kể chuyện lại nhảy sang đối thoại hoặc độc thoại. Chính sự đẩy đưa điểm nhìn đã làm nên nét đặc sắc trong kỹ thuật xây dựng điểm nhìn. Giọng điệu triết lý suy ngẫm, giọng điệu tự nhiên tưng tửng, song giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn Ngọc Tư vẫn là giọng xót xa thương cảm.

Bên cạnh những nét đặc sắc trên, nhà văn lồng ghép vào trong truyện ngắn của mình nhiều kiểu kết cấu khác nhau. Đáng kể nhất, tác giả vận dụng nhuần nhuyễn hai kiểu kết cấu: tâm lý và tình huống.

4. Qúa trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định thêm một lần nữa, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Nam bộ, có chị truyện ngắn Nam bộ cao lên rất nhiều. Đặc biệt truyện ngắn Cánh đồng bất tận, một đóng góp quý giá

của Nguyễn Ngọc Tư đối với kỹ thuật viết truyện ngắn mà các nhà văn khác cần tiếp thu và lĩnh hội.

Với những thành công rực rỡ ấy, truyện ngắn cùng với tạp văn đã đưa tên tuổi Nguyễn Ngọc Tư lên một tầm cao mới trên con đường nghệ thuật; trở thành một nhà văn nổi tiếng trên văn đàn văn học đương đại Việt Nam. Chị là cây bút có tiếng vang lẫy lừng trong những năm đầu thế kỷ XXI và có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.

5. QNNT về con người được coi là một phương diện không thể thiếu của lí luận văn học nhưng đây cũng là vấn đề vô cùng phức tạp. Vì thế, nghiên cứu QNNT về con người

trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, một công việc không hề đơn giản. Tuy vậy, với đề tài này chúng tôi đã làm sáng tỏ các kiểu con người: con người nghệ sỹ bế tắc, tuyệt vọng, con người cô đơn - lạc lõng, con người nữ bị cám dỗ, con người với tình yêu và thù hận, tội ác, trừng phạt, từ đó tìm đến thông điệp. Qua chương 3, chúng tôi tìm đến một vài thủ pháp nghệ thuật như: dòng ý thức nhân vật, mờ hoá và tẩy trắng tên nhân vật, nghệ thuật trần thuật, kết cấu tác phẩm…Nhưng một tác phẩm nghệ thuật có nhiều cách khui mở nên những gì chúng tôi vừa khảo sát có lẽ còn khiêm nhường, còn nhiều vấn đề chúng tôi chưa đi sâu hoặc chưa có điều kiện cũng như thời gian nghiên cứu như: Tự sự nhiều điểm nhìn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư…Hi vọng những vấn đề còn bỏ ngỏ trong luận văn của chúng tôi sẽ được tiếp tục tìm hiểu – nghiên cứu khi có điều kiện và thời gian.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyên An (2001), “Phác thảo văn chương Nam Bộ”, Nhà văn (11), tr.67-79. 2. Phan Thị Vàng Anh (1993), Khi người ta trẻ, Nxb Hội nhà văn.

3. Thái Phan Vàng Anh (2005), Hình tượng người trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường đại học sư phạm Huế. 4. M.Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục.

5. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn. 6. Y Ban (2005), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Nxb Thanh niên.

7. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm (1-2), Nxb Giáo dục. 8. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Phran-dơ kap-ka, Nxb Giáo dục.

9. Mạc Can (2006), Tấm ván phóng dao, Nxb Hội nhà văn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w