2. Các kiểu con người
2.2. Con người cô đơ n lạc lõng
2.2.1. Cô đơn - lạc lõng trong gia đình, làng xóm và xã hội
Cô đơn là chủ đề quen thuộc của văn học đông tây kim cổ. Văn học thế giới đã để
lại những tác phẩm bất hủ dù chỉ viết về cái cô đơn riêng lẽ của mỗi con người. G. Marquez đã từng tuyên bố “cuốn sách mà ông dành cả đời người để sáng tác là cuốn sách viết về cái cô đơn” và cuốn sách bất tử thế giới ấy là Trăm năm cô đơn.
Con người cô đơn - lạc lõng giữa cộng đồng là một trong những cảm hứng chủ đạo cho nhiều cây bút có tiếng vang lẫy lừng trên văn đàn Việt Nam đương đại, tiêu biểu như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp... Tiếp nối mạnh chủ đề cô đơn - lạc lõng của con người trước thiên nhiên và trước xã hội, loài người ngày càng cạnh tranh khốc liệt với muôn vàn vấn đề, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, ở những tác phẩm được đánh giá cao, luôn hướng về chủ đề đó.
Có người bảo rằng, Ngọc Tư “vẽ” đâu ra những nhân vật như vậy? Tôi nghĩ nhân vật ấy “không từ trời rơi xuống” mà từ cuộc đời. Văn học bao giờ cũng mở ra bóng hình thời đại. Nhà văn người Anh W.Golding, nói: “Sự thật của cuộc sống buộc tôi phải nghĩ rằng nhân loại đau đớn vì những căn bệnh. Một khi tôi tin rằng nhân loại đau đớn thì điều đó choán lấy toàn bộ tư tưởng tôi”. Đói, nghèo, thất học làm cho “nhân loại đau đớn”. Đối
sánh với văn hoá phương Tây có sự khác biệt với phương Đông, phương Tây thiên về con người cá nhân như (Rôbinxơn Cruxô – Đêfô). Phương Đông thiên về con người cộng đồng, cho nên khi tách sự sống của con người cá nhân ra khỏi cộng đồng thì ngay lập tức bị cô đơn - lạc lõng, điều này do văn hoá quy chiếu.
Khởi nguồn của hạnh phúc bắt đầu từ mái ấm gia đình, nhưng trong truyện ngắn Ngọc Tư gia đình kết dính bằng sự “quá giang” trong một khúc đường đời. Vì vậy, từ em bé đến người già không một ai có được hạnh phúc. Cải ơi, người vợ nghi ngờ chồng giết cô con gái riêng, tin này như “sét đánh ngang tai” khi cái miệng của vợ thốt ra điều đó. Ông tím tái mặt mày, đau đớn quằn qoại như ai lấy muối xát vào ruột. Vô tuyến truyền
miệng “đồn đãi ông giết con nhỏ rồi lấp ở một chỗ đất nào đó”. “Cái cảnh bà con hàng
xóm xầm xì, chỉ trỏ, người ở xa còn thuê đò dọc lại nhà ngó nghiêng, đâu, thằng cha giết con đâu? Đâu, con nhỏ bị chôn chổ nào? Đã quá chừng đau, khi ông nhìn sâu vào ánh mắt của vợ…chỉ tối tăm những ngờ vực, hoài nghi...” [78, tr.9]. Khuôn mặt yêu thương của vợ nay chuyển sang “khủng bố”, ông đành chọn giải pháp ra đi tìm cho được con Cải về, mười hai năm rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm nhưng không thấy Cải ở đâu. Bất lực, ông muốn nhắn Cải một lời nhưng không có cách nào lên được truyền hình. Tận cùng đau khổ, ông giả đi ăn trộm trâu để được lên ti vi, ngoài tội bị nghi giết con nay ông mắc tội trộm trâu sự thật, bi kịch xếp lên bi kịch, nỗi đau xếp lên nỗi đau. Đoạn văn này tuy hơi gượng ép nhưng tiếng kêu “Cải ơi, con ở đâu?” về nhà với ba má như ai oán, như xé lòng bạn đọc.
Ở Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, con người cô đơn - lạc lõng được nhìn ở một phương diện khác. Ông Nguyễn Thuấn, một vị tướng có uy lực trong quân đội, nay nghĩ hưu trở về cuộc sống đời thường, chứng kiến bao chuyện đau lòng trong gia đình, họ hàng, xa hơn nữa là làng xóm, ông bất lực. Xã hội này đang xáo trộn rối tung rối mù, loạn mất rồi, nó gần như không có vị trí nào dành cho ông. Mặc dù, ông cố gắng hết mình để hòa nhập với những người ruột thịt trong gia đình, họ hàng và làng xóm, nhưng sao sự cố gắng của ông trở nên vô hiệu hóa vì ông không tài nào hòa nhập nổi. Luân lý đạo đức ông trân trọng, yêu quý và luôn giữ bên mình để răn dạy con cháu, điều mà ông cho là cần thiết với tất cả mọi người thì người đời lại bỏ đi không thèm dòm đến. Đứa con trai lại luôn hèn
nhát trước tên Khổng, người lấy “thơ ca” ve vãn vợ mình, thế nhưng nó bị biến thành con
bồ nhìn mất. Chúng ta xem đoạn đối thoại giữa hai cha con: “Cha tôi bảo: “Anh nhu nhược. Duyên do là anh đếch sống được một mình”. Tôi bảo: “Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm”. Cha tôi bảo: “Anh cho là trò đùa à?”. Tôi bảo: “không phải trò đùa, nhưng không phải nghiêm trọng”. Cha tôi bảo “Sao tôi cứ như lạc loài”. Do đó, ngôi nhà được xem mái ấm lại như biến thành nấm mồ vô chủ, lạnh lẻo, không có tiếng cười, tình thương và hạnh phúc.
Chủ đề cô đơn - lạc lõng trong văn học 1930 – 1945 có điểm khác biệt với văn học đương đại ở chổ: khi con người rơi vào tận cùng cái cô đơn thì con người đập phá, gào thét và tìm lối giải thoát như Chí Phèo của Nam Cao. Còn văn học đương đại chấp nhận và sống chung với cô đơn.
Đau gì như thể, người vợ đã vu khống cho chồng cái tội “hại đời con gái…mang bầu?…sao lại gieo cho tôi cái tội mà chỉ nghĩ đến thôi đã thấy xấu xa”. Vậy “Ai trồng khoai đất này…trâu già khoái cỏ non…hết chuyện rồi sao mà tằng tịu với con mình” [77, tr.121]. Qủa thực, con người độc hơn cả loài rắn độc, ông bất lực trước miệng lưỡi thế gian, muốn tự vẫn nhưng đành nuốt khổ cười đau để sống. Sống vì con, vì nỗi đọa đày trầm luân của kiếp nạn con người, vì đi đến tận cùng đau khổ, con người vẫn khát khao được sống, đời làm gì có tội, tội ở con người, không thấu hiểu và cay cú lẫn nhau. Đứng trước hoàn cảnh trớ trêu này, ông lo lắng, không biết cháu Sáng có sáng nổi không khi lớn lên Sáng nghe chòm xóm nói về nguồn gốc của mình. Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông gửi đơn lên các cấp, các ngành xin giải oan, song cán bộ là những kẻ đày dân, họ chỉ tay năm ngón lên huyện, huyện chỉ lên tỉnh, tỉnh nói để từ từ coi lại. Vì vậy, mỗi lần có thuyên chuyển cán bộ ông lại nộp thêm bộ đơn mới và chờ đợi. Có mất mát nào lớn hơn nữa, căn nhà bây giờ trở thành nơi dòm ngó, cười cợt trong lời đàm tếu của người đời. Danh ngôn của Corneille nói rằng: “Người ta có thể bắt tôi sống không hạnh phúc nhưng không thể bắt tôi sống không danh dự”. Ông Tư bị tước mất danh dự, hôm con Nga sinh ngoài “trạm xá về, ở xóm người ta lại thăm nườm nượp, không kịp nhìn đứa trẻ nắc nẻ khen liền: “Trời ơi thiệt là giống chú Tư quá hen”…hỏng biết thằng nhỏ kêu là gì ha, là ngoại hay là cha” [77, tr.126]. Ông trơ cứng qoai hàm, biết rằng Phật tỳ kheo Visuddhàcàraz đã từng
khuyên: “Khi nào bạn bực tức, giận giữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì cả - dù chỉ một lời. Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt đối không có gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ ” (Hạn chế sân hận, trãi rộng sân thương) [78, tr.154]. Song ông kiềm chế không nổi liền thét lên “Thiên hạ phải để cho tôi sống đàng hoàng như một con người chớ”. Tiếng kêu nghe thấu trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau”. [77, tr.126].
Chuyện vui điện ảnh, thông qua những thước phim, mảng tối sáng của cuộc chiến hiện lên rõ ngồn ngột, làm người xem oán giận, uất ức. Vì những gì có ở ngoài đời đều có ở trong phim và những gì có ở trong phim tất có ở ngoài đời. Cho nên khi vỡ bi kịch Ôtelô
của Sêcxpia trình diễn trên sân khấu, một khán giả đã nổ súng bắn chết một diễn viên. Họ cứ tưởng đó là người thực việc thực, điều này được xem như tai nạn nghề nghiệp, bởi họ nhập vai quá thành công. Chú Sa một trong những diễn viên tài năng xưa nay hiếm, vai diễn của chú đạt “điểm mười cho chất lượng” khiến cho làng xóm tin, kia mới là tâm địa, hình hài thật của chú Sa ở ngoài đời. Ai cũng xa lánh và sợ hãi, bọn con nít thấy chú thiếu đàng vại đái ra quần. Thực ra, Chú Sa bị lạc lõng là do hội chứng sau chiến tranh khiến cho làng xóm hiểu nhầm và cô lập, ngay cả tình yêu cũng bị khước từ. Do vậy, mãi cho đến ngoài tuổi tứ tuần chú vẫn là người đàn ông cô đơn.
Bước vào Cánh đồng bất tận, cái cô đơn - lạc lõng dữ dội và quyết liệt hơn, khi người mẹ bỏ đi, sự hoan hỉ hiện rõ trên khuôn mặt của những người lối xóm, cha con cô không chịu được phải tháo chạy khỏi cộng đồng sau sự kiện mẹ cô “theo trai”. Gia đình có ba người ấy lênh đênh cuối bãi đầu ghềnh, hai đứa trẻ rã rời kêu, sao tôi nhớ con - người và thèm được nhìn thấy con - người.
Xã hội tìm mọi cách để chế ngự đất nước, giúp đất nước công bằng văn minh nên định ra luật pháp. Vì vậy, pháp luật là sản phẩm của xã hội văn minh có tổ chức cao. Con người hơn hẳn con vật nhờ biết cách định ra những quy chế để bảo vệ những gì tốt đẹp, ưu việt. Như thế bản chất của luật pháp…tự thân đã là yếu tố tích cực, tất cả; vì con người. Nhưng người thực hiện pháp luật không đáp ứng đến nguyện vọng chính đáng của muôn dân. Nguyễn Ngọc Tư không cực đoan trong cách nhìn người lãnh đạo. Với chị, không phải tất cả quan chức đều xấu xa, bỉ ổi, song những kẻ “hành dân” còn đầy rẫy trong xã
hội. Ở Cánh đồng bất tận, hai cán bộ đi làm nghĩa vụ tiêu diệt dịch cúm gia cầm, nhưng khi được chị đĩ ngã giá, trao đổi thân xác cứu đàn vịt, hai vị quan kia quên ngay chuyện H5N1, cuộc trao đổi nhanh chống đạt yêu cầu của hai bên.
Đau gì như thể, cả đời ông Tư vác đơn đi xin hai chữ “minh oan” nhưng cán bộ hành đủ kiểu. “Biết chú bị oan là tụi tui thả liền, chú còn đòi gì nữa?”…cậu ra thanh minh với bà con Xẻo Mê dùm vài tiếng…hỏi chủ tịch, chủ tịch cười “chuyện của chú thấy vậy mà căng lắm, hồi trước giờ chính quyền chưa xin lỗi trước dân lần nào, tôi đâu có giám phá lệ, hay chú lên huyện hỏi thử coi…”. Rồi huyện chỉ lên tỉnh, tỉnh hứa để từ từ coi lại” [77, tr.127]. Ông chỉ cần lời “xin lỗi” trước bà con mà rốt cuộc gần cuối đời mới đòi lại được danh dự.
Qua cầu nhớ người, với vài chi tiết tác giả đã phản ánh được nghịch cảnh xã hội, vạch ra được lối làm việc quan liêu, thờ ơ và vô tình của các cấp lãnh đạo. Ở đây, bà con thấy khó khăn trong việc đi lại nên góp tiền xin xã cho xây cầu bắc qua sông Dài, nhưng lãnh đạo xã bảo từ từ để “đi đánh tennis” đã rồi tính. Tiếng kêu không đến tai cấp trên, Hai Nhớ, người con của Đội Đỏ bán hết ruộng vườn lấy tiền xây cầu, mặc dầu học hành chưa tới đâu, cũng không có tài năng nào đặc biệt, thế nhưng chiếc cầu đã hoàn thành, nó chắc - đẹp và bền. Người đời biết ơn anh nên gọi cầu Hai Nhớ, song xã lại mời họp bàn xem nên đặt tên cho chiếc cầu “Quyết Tiến hay là Thiên Trường” chứ gọi cầu Hai Nhớ nghe kỳ. Nguyễn Ngọc Tư bộc lộ niềm mong ước cháy bỏng về một xã hội xứng đáng với chức danh con - người, xóa bỏ lối làm việc quan liêu của các cấp chính quyền cũng chính là gián tiếp đòi hỏi xây dựng một xã hội nhân đạo, tôn trọng mọi quyền lợi chính đáng của người dân. Thử hỏi, cán cân công lý nằm trong tay kẻ quan liêu, cửa quyền và vô tâm....thì khổ cho người dân biết chừng nào. Chúng ta hay nói, “cán bộ là người đầy tớ của dân”, xem ra ở trong truyện ngắn Ngọc Tư câu ấy chỉ dừng lại ở cửa miệng.
Thực ra, phê phán xã hội không phải cốt lỏi mà số phận con người được ghi nhận
là vấn đề chị quan tâm nhất. Chị dựng nên những con người với thân phận bèo bọt trong xã hội, kiểu con người tận cùng nỗi cô đơn. Con người lạc lõng ấy không phải một thành viên sống động của xã hội, mà bị đồng loại xô dạt ra bên lề cuộc đời. Cũng giống như Lâu đài của F.Kafka, hay Trăm năm cô đơn của G.Marquez, nhân vật đều sống trong ốc đảo
cô đơn. Từ đây, chúng ta nhận thấy rằng, con người Hậu hiện đại sống chung với cái cô đơn và chấp nhận cô đơn. Tại sao con người cô đơn - lạc lõng? Tại vì, con người chưa thực sự là con người.
2.2.2. Con người chưa thực sự là con người
Trong tiểu thuyết Sống mòn - Nam Cao, ông đã nói rõ quan niệm “con người chưa thực sự là con người”. Đến Nguyễn Ngọc Tư dù không phát biểu trực tiếp nhưng trong tác phẩm Đau gì như thể - chị day dứt không nguôi với câu hỏi “sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau?”. Thật khủng khiếp khi con người sống bên cạnh nhau lại bị lạc lõng đến mức không biết mình có phải đồng loại của con người không. Họ “da diết thèm người, thèm được nói chuyện” và khắc khoải nhớ con - người. Hơn thế nữa, con người Hiện đại, Hậu hiện đại đang bị rô bốt hóa, con người thờ ơ đến nổi sống bên cạnh nhau nhưng quên cả cách giao tiếp.
Và khi nhà văn chọn được “Một ý tưởng hay cũng như một hạt táo. Nếu ý tưởng đó- có thể được vay mượn từ một cuốn sách, một bài báo, một truyện cổ tích hay ngụ ngôn - lại được người viết sử dụng như một bàn đạp, một tia chớp của nhận thức, một phát động lực cho sáng tạo và được gieo trồng trên mảnh đất tài năng đích thực thì thật phi lí khi coi cây táo đó là đồ chôm chĩa” (46). Mượn ngụ ngôn để xây dựng con vật biết nói tiếng người là một biệt tài của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Trước chị nhà văn Jack London đã xây dựng con vật biết nói tiếng người rất thành công trong sáng tác của mình.
Thế giới loài vật mang phẩm chất đặc trưng gần gũi với hành vi ứng xử và đạo đức con người, thông qua thế giới loài vật, Ngọc Tư đã hình tượng hóa vô số phương diện của cuộc sống xã hội loài người. Khác với truyện ngụ ngôn, khi con người đứng trước con vật, con người bộc lộ sự thấp hèn của mình như: muốn ăn thịt, sai khiến, lợi dụng…Nhưng điểm đặc biệt trong quan hệ con người và loài vật ở truyện ngắn Ngọc Tư, con người là bạn tri kỷ với con vật, cảm thông, chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống.
Cái nhìn khắc khoải, từ chổ bị chấn thương tinh thần nặng nề khiến ông già khép mình lại, thế giới con người như tách biệt, ông quay sang chơi với thế giới loài vật. Vịt (Cộc) nói lên nỗi cô đơn tuyệt đối, bởi một vài bạn nhậu của ông thường bảo “mai mốt con vịt xiêm đó chết để coi ông sống với ai”. Ông giống Rôbinsơn Cruxô – Đêfô, nhưng
Rôbinsơn tìm mọi cách để tồn tại, để quay về với đồng loại, còn ông lạc lõng giữa biển người. Mượn vịt làm bạn, kỳ lạ thay, thế giới vịt thân thiện, hiểu ý, biết tế nhị, biết buồn khổ và biết thương xót con người hơn hẳn con người. Chúng không vô cảm, không độc ác như con người từng xử sự với nhau trong cuộc sống. Qủa thật, giữa thế giới vịt và người đã “nhoè” (chữ dùng của Đỗ Đức Hiểu) đường biên với nhau, đẩy nhân vật vào sâu hơn con đường kiếm tìm tình người. Hai thế giới gặp nhau trong sự dị thường, tìm sự sẽ chia