Thông điệp từ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 50 - 53)

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thấm đẫm bi kịch của mọi kiếp người, thế nhưng độc giả không thấy bế tắc, trái lại đằng sau mỗi số phận hiện lên niềm hy vọng, cuộc sống sẽ

đổi khác. Đây chính là chất ngọc mà chị tạo ra từ những trang viết của mình. Chị chạm vào những mảng tối của xã hội để hướng tới chân trời mơ ước, nơi mọi khổ đau dừng lại và hạnh phúc cứ thế trải rộng thanh thang. Con người sẽ giàu có hơn về tình yêu để con người xứng đáng với danh hiệu con – người. Dẫu số phận con người có tủi cực đến đâu thì cái khát vọng hướng thiện vẫn không bị tuyệt diệt, nó chỉ khuất lặn đâu đấy nơi đáy sâu tâm hồn đã bị cái xấu và cái ác đày đoạ đến hoang lạnh, điều đó thể hiện tài năng và tấm lòng của nhà văn. Bên cạnh đó, Ngọc Tư rung chuông báo động vấn đề gia đình, vấn đề trẻ em trong toàn xã hội. Ngày càng nhiều gia đình vỡ tan, trẻ em không được nuôi dạy trong môi trường tốt nhất, tạo nên mối đe dọa và gánh nặng cho toàn xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội, muốn xây dựng một môi trường đạo đức xã hội lành mạnh, trước hết điều kiện cần và đủ phải xây dựng môi trường đạo đức ngay trong chính mỗi gia đình. Chị chuyền thông điệp đi, một thông điệp rất dung dị, tự nhiên nhưng không kém phần nhiệt thành, day dứt và trăn trở. Chị mất ăn mất ngũ vì những điều, làm sao thực thi được “dân giàu nước mạnh”, cái đói, cái nghèo và sự dốt nát được xoá sổ một cách triệt để trong tương lai gần. Vì tất cả những vấn đề trên khởi nguồn của cái xấu và cái ác, nó có thể làm cho con người biến chất, tha hóa.

Văn học là nghệ thuật. Mà nghệ thuật cảnh tỉnh con người, vì nghệ thuật am hiểu sâu sắc bản chất con người nhất. Do đó, thiên chức cao cả của nghệ thuật là thanh lọc tâm hồn và hướng thiện con người đến bến bờ tốt đẹp. Người ta thường nói: “Nơi lạnh nhất trên trái đất không phải là Bắc cực hay Nam cực mà chính là nơi thiếu vắng tình yêu giữa những con người”. Sở dĩ con người có thể tồn tại trên thế gian là vì họ biết hy vọng, nhân loại tin rằng “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Vì vậy, truyện ngụ ngôn Chỉ còn niềm hy vọng của Aesop viết: khi mở nắp của chiếc hủ ra mọi thứ như: đau khổ, bệnh tật, dối lừa, tham lam, ích kỷ, yêu ghét, hận thù, tội ác và trừng phạt…bay tung ra nhập vào cuộc đời con người. May mắn thay, con người kịp đóng nắp hủ lại, ở đó mầm hy vọng chưa kịp bay ra. Đủ để cho con người sống và hy vọng…ngày mai…ngày mai… Và để rồi, con người chứng tỏ mình tồn tại trong bất kì hoàn cảnh hay ngón đòn nghiệt ngã nào của số phận, bởi đơn giản, con người biết hy vọng, cho nên sự bất tử luôn thuộc về con người.

Nguyễn Ngọc Tư đặt cược hết niềm tin vào con người và biết tìm trong họ những đốm lửa tinh thần để thắp sáng lên tình yêu. Nhà văn - nhà báo, người tận diệt mọi thói hư tật xấu có trong xã hội, nhằm mở ra chân trời mơ ước, nơi cõi nhân sinh mọi đau khổ của con người đứng lại và yêu thương cứ thế nhân lên.

Sau những căn bệnh trầm kha của thời đại, những tấn bi kịch của kiếp nạn con người. Cuộc sống vẫn phát triển theo quy luật của riêng nó. Ngay cả khi nhân vật không ngủ được vì bao điều đau khổ, phiền muộn. Dẫu thế, nhưng chị tin tưởng bình minh sẽ hé rạng trên cỏi nhân sinh. Cuộc sống hạnh phúc đến với mỗi người và mỗi nhà. Đấy là khát vọng dựng xây và khát vọng thay đổi mà chính nhà văn trở trăn, mơ ước. Nam Cao đã tuyên ngôn cho tất cả văn nhân xứ Việt ta: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng”. Đến Nguyễn Ngọc Tư lại thốt lên rằng; “văn chương cũng có lửa, làm tan chảy những bức tường thép mà mỗi người tự dựng lên; văn chương cũng là băng, gắn kết những ốc - đảo - người thành một khối, văn chương cũng là nước, dịu dàng mà mãnh liệt vượt qua những rào cản của lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ…” (79). Hạt mầm tốt tươi đó được gieo trồng trên mảnh đất văn chương và gửi đến cuộc đời. Tôi và các bạn cần phải nổ lực hết mình vì “lợi ích mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”.

Đến đây, chúng tôi đã có một cái nhìn bao quát QNNT về con người, đi khai thác các kiểu con người được coi là vấn đề trung tâm của tác phẩm. Qúa trình tìm hiểu QNNT về con người ở cả hai bình diện trên đã giúp chúng tôi đi sâu khám phá: con người nghệ sĩ bế tắc, tuyệt vọng, con người cô đơn - lạc lõng, con người nữ bị cám dỗ và con người với tình yêu và thù hận, tội ác, trừng phạt, từ đó tìm đến thông điệp. Tuy nhiên, những gì mà chúng tôi vừa khảo sát trong toàn bộ chương hai mới chỉ nặng về bình diện nội dung. Vì vậy, để thấy được những thành công của Nguyễn Ngọc Tư trên bình diện nghệ thuật, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ điều này qua: Những thủ pháp thể hiện QNNT về con người

CHƯƠNG 3

NHỮNG THỦ PHÁP THỂ HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN NGỌC TƯ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 50 - 53)