2. Các kiểu con người
2.3. Con người nữ bị cám dỗ
So với truyện ngắn O. Henry, ông nhìn người phụ nữ rất trìu mến, ngưỡng mộ, ưu ái và đầy trân trọng. Họ là những con người đúng với nghĩa “cái đẹp cứu nhân loại” được thể hiện ở nhiều truyện ngắn như Xuân trên thực đơn, Tiền tài và thần tình ái… Chị Tư có cái nhìn đi ngược lại, chị xây dựng nhân vật nữ không điêu ngoa, dối trá, lừa đảo hay sát nhân…Cái tội xấu xa nhất của người phụ nữ được soi chiếu và nhìn nhận ở tội ngoại tình. Ngoại tình, với người phụ nữ đôi lúc chưa hẳn vì tình, mà vì những lời khen và sự hứa hẹn, đấy là bản năng yêu bằng tai của một nữa phái đẹp.
Chị Ái trong Một mối tình bảo rằng: sống với nhau nếu chỉ có “thương thôi thì được cái gì. Chị không hợp cái cảnh nhà nầy, thầy Thành nói vậy...Nghe kể chuyện trên đó rồi, chị thấy sống ở đây chán thiệt, chán thí mồ” [75, tr.118]. Và chị bỏ chồng con đi theo trai. Những người phụ nữ mười tám đôi mươi đua nhau lên thành phố để đổi đời. Họ muốn hít thở không khí thành phố và muốn thay đổi cuộc sống nhàm chán, buồn bả ở nông thôn. Song trình độ chuyên môn không có, vốn liếng chỉ có cái thân này nhưng kiên quyết bám trụ ở thành phố. Để rồi bị đánh? “Bị người ta đổ keo dán sắt vào cửa mình”?. Ngọc Tư để cho nhân vật tự lí giải, “Tôi hỏi chị làm gì để bị đánh. Chị cười, “Làm đĩ” [78, tr.160]. Đọc thấy gai cả người, người đàn bà ấy cùng chung số phận với nhiều người trong xã hội, do ăn chơi đua đòi, do hoàn cảnh đẩy đưa. Họ đánh mất mình và vứt luôn lòng tự trọng
bản thân, tự biến mình thành hàng hóa để mua bán trao đổi, biến tấm thân mình thành cái “cần câu cơm”, vì vậy con người - đánh mất giá trị làm người. Chị đĩ trong Cánh đồng bất tận rút ra bài học; “ăn trên mồ hôi nước mắt của họ lâu lâu bị đánh cũng đáng”, đạo đức đối với họ không có nghĩa lý gì, công, dung, ngôn, hạnh xem như con số không tròn trĩnh. Họ tìm cách thay đổi cuộc sống nhưng thay đổi bằng con đường này có ổn không?. Theo dõi cuộc đời của họ sẽ thấy, khi đến độ nhàu nát, không ai thèm đếm xĩa đến nữa, đói rã ruột ở thành phố đành mò về nông thôn. Gái đĩ mồi chài những người làm thuê, thả tiếng cười manh mang trên các triền đê và cuổm luôn số tiền công ít ỏi mà họ nai lưng làm lụng cả ngày.
Phụ nữ được coi là thứ vũ khí lợi hại nhất, đã hết sức có lý khi có người cho rằng; người đàn ông chiến thắng tất cả nhưng không thắng nỗi một con mụ đàn bà. Mỹ nhân kế được chị đĩ giăng ra, trò chơi giường chiếu đã biến hai triệu hai tiền “xoá đói giảm nghèo” chỉ còn lại tám trăm, anh ta nghĩ về vợ con và nồi khoai luộc. Chị tiếp tục cuộc trao đổi nhưng lần này để trả ơn gia đình Nương đã cưu mang. Chị ngã giá, hai anh cán bộ xã đồng ý không tiêu huỷ đàn vịt, nếu chị đĩ giữ lời qua đêm, chị đĩ làm được điều đó một cách mỹ mãn vì nghề mồi trai là nghề của chị. Vậy sau miếng ăn là gì? Không phải chọn cho mình theo kiểu Kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng,vì tiền mà “nhắm mắt đưa tay”. Chị Tư mô tả thật khủng khiếp, đẩy lên một tầm cao hơn về sự tha hoá. “Chị cần nhiều hơn, nhiều hơn, nhiều khủng khiếp, tưởng như chị có thể ngốn ngấu, bào mòn tất cả đàn ông trên thế gian nầy. Lúc đầu là kiếm sống, nhưng lâu dần, sự chung đụng của thể xác làm chị nghiện” [78, tr. 200]. Vậy, nguyên nhân nào dẫn họ đến chổ ngoại tình, làm đĩ? Vì nghèo khổ về vật chất, khô hạn về tinh thần, họ nhận thấy đức lang quân không đáng mặt đàn ông, mà chỉ nguyên hình một kẻ vũ phu. “Họ thích uống say, họ thích dùng tay chân để tỏ rỏ uy quyền. Mệt nhọc làm lụng trên đồng, người đàn ông trở nên khô cằn, có khi cả đời, họ không nói với phụ nữ một câu yêu thương tử tế. Họ không biết vuốt ve, âu yếm, khi cần họ lật cạch người phụ nữ ra và thỏa mãn, rồi quay lưng ngủ khò” [78, tr.190]. Nhưng đôi khi có những lí do ngoại tình thật đơn giãn, như mẹ Nương chẳng hạn, đi theo trai chỉ vì chị nghĩ “người đẹp vì lụa”. Cũng giống như nhiều người đàn bà khác, chị choáng váng, đê mê và thích thú mỗi khi thấy ghe vải với đủ sắc màu, thích lắm
nhưng tay nắn túi áo thấy nó xẹp lép, nhìn lại bồ lúa thấy nó đã vơi đi hơn hai phần,… đành nuốt nước miếng trong nỗi khát thèm. Cùng với nó, những lời có cánh của ông chủ ghe vải đã làm chị quên đi tất cả, tận cùng sự ham muốn vật chất chị phải đánh đổi thân xác lấy vải. Cuộc ngoại tình diễn ra tại nhà, hai đứa trẻ một lên chính, một mười đã nhìn thấy mẹ mình quằn qoại rên xiết, thở hổn hển với ông chủ vải, hình ảnh ấy ám ảnh mãi không thôi.
Ngọc Tư viết về thân phận người phụ nữ nhìn từ phương diện nào cũng thấy bất hạnh. Tôi tự hỏi, tại sao họ ngã vào lòng đàn ông nhanh đến thế, họ quyết định ra đi một cách nhanh chống, không đắn đo suy nghĩ, không tính toán thiệt hơn. Thử nhìn vào một lô đàn bà đi theo cha Nương sẽ biết, ngay sau khi ông ta đồng ý, họ vội vàng “bán…cái quán nhỏ,…nói lời dứt tình với chồng con,…chia tài sản, có cô gái sắp về nhà chồng… Hết thảy đều cun cút tin và yêu”. Trớ trêu thay, ông đang lập trình một chương trình tính toán trả thù đàn bà, sao cho “vừa đủ yêu, vừa đủ đau, vừa đủ bẻ bẽ bàng, và bỏ rơi họ đúng lúc” [78, tr.189]. Hành động ra đi ấy là gì? Là họ muốn một cuộc sống khác hơn hiện tại, nhưng khác bằng cách “làm đĩ”, ngoại tình ư? Và cái tất yếu, khi trong một gia đình không có chất keo gắn kết thì người chịu hậu quả nặng nề nhất là con cái.
Trẻ em, mầm xanh của đất nước, vì vậy chúng phải được sống đầy đủ trong tình thương yêu dạy dổ của gia đình – nhà trường – xã hội, được hưởng những gì tốt đẹp và ưu việt nhất, “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Nhưng trong truyện ngắn Ngọc Tư bọn trẻ thiếu thốn tình thương, bơ vơ, cô độc, không được đến trường, không được giáo dục giới tính và không được cha mẹ dạy. Muốn biết phải tự học và đôi khi trả giá cực đắt trong cuộc đời. Hình ảnh người cha, người mẹ trong Cánh đồng bất tận ăn sâu vào tiềm thức của Điền. Điền miệt thị và căm thù cái gọi là đàn ông. Bằng chứng trong lần câu cá cùng người đàn bà điếm: “Trưa ấy chúng tôi trầm nghịch dưới nước rất lâu…Tự dưng nét mặt chị bổng âu yếm lạ, như đang nựng nịu một đứa bé con, và thằng trai mười bảy tuổi đang đứng đực ra, chết lặng trong nỗi ngượng ngùng. Nước cồn cào chổ bụng nó, tôi biết chị đang táo tơn làm gì đó phía dưới. Rồi phát hiện ra một mất mát lớn lao, chị thảng thốt kêu lên: “Trời đất ơi, sao vậy nè, cưng?” [78, tr.166]. Sinh lý nhằm thể hiện cái quyền để bảo tồn “nòi giống”, nhưng với “Điền chối bỏ niềm vui được trở thành một người đàn
ông thực thụ. Nó tự kìm hãm bản năng trỗi dậy mạnh mẽ ở tuổi dậy thì…Nó phản kháng bằng cách trút sạch những gì cha tôi có, cha tôi làm. Giãy giụa đến rã rời,…” [78, tr.193].
Đấy là hậu quả của việc cha mẹ ly hôn, ngoại tình,…gốc rễ dẫn đến bi kịch trẻ thơ. Chúng thèm cái điều mà phải ra đứa trẻ nào cũng có, “quyền được học hành và mưu cầu hạnh phúc”. Với Nương được đến trường chỉ có ở trong mơ, em nói; “Hai nhớ trường học quá à” làm ai cũng nghẹn ngào. Đặc biệt, khi chúng đến tuổi dậy thì lại không có một chút hành trang nào về giới tính. Vì vậy, Giang, Thủy trong Nhớ sông, Nương trong
Cánh đồng bất tận, có kỳ kinh nguyệt đầu tiên lại hoảng hốt tưởng mình mắc căn bệnh vô phương cứu chữa. “Thằng Điền vói bứt đọt chuối…lấy bã rịt lại chỗ máu. Thuốc gò nghe nói cầm máu tốt lắm cũng chẳng ăn thua…tôi đã mơ thấy ngôi mộ của mình” [78, tr.199]. Và khi gia đình thiếu đi người bố hoặc người mẹ tất nảy sinh sự bất bình thường. Sự không tròn đầy được ví như “kiềng ba chân” gãy mất một chân, nên nghiêng về phía nào cũng thấy độ lệch pha, bất ổn.
Ở đây, lí do thì có nhiều nhưng không thể phủ nhận mù chữ, thất học, cái vòng lẫn quẩn dẫn đến nghèo đói. Cái đói, cái nghèo làm thui chột đời sống tinh thần con người. Ngọc Tư xem thất học là vấn đề số một, mảnh đất tận cùng tổ quốc theo thống kê con số mù chữ lớn nhất cả nước. Cởi bỏ dốt nát, một thông điệp của nhà văn gửi đi.
Mỗi người mỗi mảnh đời không ai giống ai nhưng cái cô đơn không còn là câu chuyện của mỗi cá nhân riêng tư, nhỏ bé, trong từng cảnh đời đơn độc có vấn đề xã hội. Khai thác tâm trạng cô đơn và thể hiện con người cô đơn cũng được xem một cách tìm đến chủ nghĩa nhân đạo. Vì cô đơn được coi căn bệnh trầm kha của thời đại nhưng chưa có thuốc chữa. Do đó, khi con người bị tách biệt ra khỏi cộng đồng, không thấy, không nghe tiếng đồng vọng của đồng loại thì con người đi đến tận cùng cái cô đơn. Vì chừng nào con người còn ghẻ lạnh với con người chừng đó vẫn còn những con người chìm trong đau khổ bất tận. Tất cả nỗi khổ đau kia bắt nguồn từ sự khô kiệt tình người nên chuyển
tình yêu sang thù hận, tội ác, trừng phạt.